CSVN – Trong thời gian qua, VRG quyết liệt thực hiện chiến lược phát triển bền vững (PTBV). Theo ông Trần Minh – Trưởng Ban Công nghiệp VRG, thành viên Ban chỉ đạo PTBV của VRG, VRG đưa ra 8 mục tiêu cụ thể trong năm 2019 để thực hiện PTBV.
Từ ngày 14 – 25/12/2018, VRG đã kết hợp với các tổ chức phi chính phủ (NGO) thực hiện tiếp xúc trực tiếp tại Lào và Campuchia, đưa ra những kế hoạch cụ thể trong năm 2019 và dài hạn.
VRG đã xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động PTBV trên cơ sở hướng dẫn pháp lý của Chính phủ Việt Nam, của các nước sở tại nơi VRG đầu tư phát triển cao su và sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và nước ngoài.
Để thực hiện chính sách PTBV, ngoài quan tâm cộng đồng, bảo vệ rừng, đầu tư an sinh xã hội, phát triển đa dạng sinh học… VRG hợp tác liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, các NGO để thực hiện PTBV theo từng nội dung và hoạch định các kế hoạch bước đi cụ thể, đồng hành cùng với Tập đoàn vì mục tiêu PTBV.
Qua các buổi tiếp xúc trực tiếp với các NGO tại Lào và Campuchia cho thấy báo cáo, thông tin về tình hình đầu tư trồng cao su của doanh nghiệp Việt Nam được trình bày tốt, rõ ràng. Tuy nhiên, nhìn chung, những thông tin này hiện nay rất ít được công bố. Do đó, các đơn vị cần minh bạch hơn qua việc công bố rộng rãi các thông tin cơ bản của từng dự án, như: diện tích đất, hợp đồng tô nhượng, kết quả sản xuất, lợi nhuận… trên trang web, báo chí truyền thông.
Qua đó, các tổ chức hiểu rõ về đầu tư của doanh nghiệp và có thể cập nhật dữ liệu chuẩn xác hơn, tránh những hiểu lầm do thiếu thông tin. VRG đưa ra 8 mục tiêu cụ thể trong năm 2019, như sau: Tiếp tục lộ trình về việc tái cấp chứng chỉ FSC, thực hiện Chứng chỉ rừng bền vững. Tuân thủ quy định pháp luật tại nơi đầu tư. Đầu tư cơ sở vật chất, góp phần xây dựng các cơ sở hạ tầng tại địa phương.
Tạo việc làm, thu hút lực lượng lao động của địa phương. Đào tạo cán bộ có chuyên môn về PTBV. Thực hiện các biện pháp ứng dụng kỹ thuật trong canh tác cao su theo hướng bền vững. Có thêm 3 công ty có chứng nhận ISO 14001 trong năm 2019. Hoàn thành “Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cao su bền vững” – Công cụ để thực hiện Chương trình hành động quốc gia REDD+ trong ngành cao su Việt Nam.
VRG tiếp tục đa dạng cây trồng trên vùng trồng cao su và trên hàng cao su tại những nơi có điều kiện, thực hiện phát triển rừng (kể cả rừng cây gỗ lớn) bao gồm nhiều hình thức: trồng xen trong vùng cao su hiện có, trồng xen trên vườn cao su tái canh, trồng thuần trên đất cao su tái canh… với quy mô khoảng 20.000 ha cả trong và ngoài nước; phát triển một số loại cây trồng khác để đảm bảo tính đa dạng sinh học và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
VRG rất mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các bên liên quan để lộ trình và kế hoạch hành động PTBV của VRG được hoàn chỉnh, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với luật pháp của Việt Nam và nước sở tại”.
TUỆ LINH (GHI)
Related posts:
- Phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu
- Cao su Phú Riềng khai thác vượt trên 1.700 tấn mủ so cùng kỳ
- Hội thi Thợ giỏi Cao su Đồng Phú: Giải nhất thưởng 60 triệu đồng
- Trường Cao Đẳng Cao su đạt giải nhất Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc
- Cao su Chư Păh phấn đấu năm 2021 khai thác đạt 7.700 tấn mủ
- Đảng bộ Cao su Đồng Nai: Trong sạch vững mạnh tiêu biểu năm 2019
- Kiến nghị phát triển lĩnh vực nông nghiệp ngoài cao su
- Trao chứng nhận cho 18 cộng tác viên xuất sắc
- Tổ chức kỷ niệm 10 năm phát triển cao su miền núi phía Bắc tại tỉnh Sơn La
- “VRG là doanh nghiệp nhà nước tiên phong đầu tư sang Campuchia và có hiệu quả cao”