CSVNO – Lãnh đạo VRG đề nghị các công ty chủ động thực hiện kiểm tra thường xuyên để phát hiện bệnh Corynespora và phun trị kịp thời theo hướng dẫn
Do đặc điểm thời tiết đầu năm 2019 một số khu vực đã có mưa đầu mùa, tiếp theo sau là những ngày nắng nóng, đây là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh Corynespora xuất hiện sớm và phát triển mạnh. Trước tình hình trên, VRG đề nghị các công ty cao su thành viên thường xuyên kiểm tra vườn cây, đặc biệt là những ngày nắng nóng sau mưa, để phát hiện sớm và kịp thời phòng trị bệnh nhằm giảm bớt thiệt hại và hạn chế bệnh lây lan. Cần lưu ý các vườn cây trồng các giống mẫn cảm với bệnh như RRIV 3, RRIV 4. … và các vườn cây có tiền sử bệnh các năm trước.
Yêu cầu kỹ thuật phòng trị bệnh được áp dụng theo điều 36 “Quy trình Kỹ thuật điều chinh bổ sung 2017”. Cụ thể như sau: Sử dụng công thức thuốc sau: hemconazole (Hexin SSC, Anvil SSC, Saizole SSC, Vivil 580) 0,2%; Pha phối hợp với chất bám dính BDNH 2000 0,2%, phun ướt toàn bộ lá, chồi non, lưu ý phun mặt dưới lá.
Đối với vườn kinh doanh, thực hiện phun thuốc trị khi phát hiện bệnh còn ở mức nhẹ (cấp 1 – 2) và có 3 – 5% lá non rụng do nhiễm bệnh. Sử dụng máy phun cao áp phun ướt toàn bộ tán lá, chồi non, lưu ý phun mặt dưới lá và phun tới ngọn. Phun vào buổi sáng sớm và ngưng khi trời bắt dầu nắng gắt (10 -10h30), phun 2 – 3 lần với chu kỳ 7 – 10 ngày/lần.
Lãnh đạo VRG đề nghị các công ty chủ động thực hiện kiểm tra thường xuyên để phát hiện bệnh và phun trị kịp thời theo hướng dẫn.
Q.A
Related posts:
- Điều chỉnh quy định quản lý suất đầu tư nông nghiệp
- Cơ giới hóa - yếu tố then chốt giúp tăng năng suất, chất lượng vườn cây
- Nhà máy chế biến mủ K’Dang: Cải tiến kỹ thuật, nâng cao thu nhập cho người lao động
- Nhiều quốc gia điển hình trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên thế giới
- Trồng cây sả trên đất cao su: Hướng đi mới, hiệu quả kinh tế cao
- Bạn có biết
- Một số tồn tại trong công tác trị bệnh nấm hồng trên vườn cây cao su (kỳ 2)
- Lựa chọn những "người thợ cạo ưu tú nhất"
- Triển vọng năng suất vườn cây khu vực Lào, Campuchia
- NEPAL phát triển cao su để hồi sinh các vùng đất bị suy thoái