Ổn định diện tích cao su, nâng công suất chế biến

CSVN – Quyết định số 245/QĐ-BNNCBTTNS ngày 16/1/2019 của Bộ NN&PTNT phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực chế biến nông sản theo hướng nâng cao năng lực chế biến gắn với phát triển thị trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đã quy định cụ thể về 2 mặt hàng cao su thiên nhiên và ngành gỗ.
Với lĩnh vực gỗ, Bộ NN&PTNT quy định phải có chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Ảnh: Vũ Phong
Với lĩnh vực gỗ, Bộ NN&PTNT quy định phải có chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Ảnh: Vũ Phong

Theo đó, đối với ngành hàng cao su thiên nhiên, giữ ổn định diện tích cao su ở mức 900.000 – 950.000 ha, phát triển cao su mang tính bền vững, tự nhiên. Sử dụng giống cây cao su vừa lấy mủ vừa lấy gỗ phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ. Thay đổi cơ cấu sản phẩm, cụ thể giảm tỷ lệ SVR 3L, tăng tỷ lệ SVR CV50, 60, chuyển đổi SVR 3L sang RSS và SVR 10, 20.

Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển liên kết chuỗi để hình thành những tập đoàn, doanh nghiệp cao su tiên tiến, hiện đại như nâng công suất chế biến 1,2 -1,5 triệu tấn/năm. Đầu tư cơ sở chế biến các sản phẩm cao su công nghiệp, thiết bị sấy sóng cao tần. Đầu tư xây dựng phòng kiểm chứng chất lượng cao su thiên nhiên tiêu chuẩn quốc tế. Về thị trường, phối

hợp chặt chẽ với các nước thành viên ANRPC để điều tiết lượng cung cao su thiên nhiên; duy trì các thị trường xuất khấu truyền thống; đa dạng hóa thị trường, mở rộng sang các thị trường tiềm năng.

Đối với ngành hàng gỗ, nhà nước quy định phải đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu, đẩy mạnh việc trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Thiết kế và chuyển giao các mẫu sản phẩm đồ gỗ mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa vào chế biến gỗ.

Đầu tư các nhà máy chế biến gỗ có công nghệ tiên tiến và công suất phù hợp với từng vùng nguyên liệu rừng trồng. Khuyến khích đầu tư phát triển liên kết chuỗi để hình thành những tập đoàn, doanh nghiệp chế biến gỗ tiên tiến, hiện đại như đầu tư nhà máy sản xuất ván sợi MDF có công suất từ 120.000 m³/ năm trở lên. Sử dụng phế phụ phẩm từ chế biến gỗ, sản xuất keo dán gỗ và phụ kiện cho công nghiệp chế biến gỗ.

Q.A