CSVN XUÂN- Đây là khẳng định của ông Cầm Ngọc Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La tại lễ khánh thành Nhà máy chế biến Cao su Sơn La 28-10.
“Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, năm 2007, tỉnh Sơn La và VRG đã quyết định đưa cây cao su vào phát triển trên địa bàn với diện tích ban đầu là 70 ha. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, với sự quyết tâm của tỉnh, của VRG và Công ty CPCS Sơn La, đến nay, diện tích cao su toàn tỉnh đạt trên 6.000 ha, với 7.430 hộ gia đình góp đất và 3.460 lao động vào làm CBCN của công ty.
Năm 2016, công ty đưa vào khai thác trên 146 ha, sản lượng mủ đông đạt 203 tấn. Năm 2017 khai thác trên 914 ha, sản lượng mủ đông đạt 1.314 tấn. Năm 2018, khai thác hơn 2.600 ha, ước sản lượng mủ đông đạt 5.028 tấn.
Trên cơ sở đánh giá chất lượng, sản lượng mủ cao su, VRG, công ty đã đề xuất và được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng Nhà máy chế biến Cao su Sơn La 28-10 với công suất 9.000 tấn/năm. Dự án được khởi công tháng 3/2018 và đã hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
Có thể khẳng định, việc phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La nói riêng và các tỉnh trong khu vực nói chung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện đa mục tiêu: vừa góp phần nâng cao độ che phủ rừng, vừa đảm bảo hệ sinh thái rừng, hạn chế tình trạng cháy rừng, lũ quét, lũ ống xảy ra, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, là đòn bẩy trong công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Việc đầu tư hoàn thành, đưa vào hoạt động nhà máy thể hiện sự quyết tâm của tỉnh Sơn La và VRG, đồng thời cũng khẳng định sự thành công của Tập đoàn khi đầu tư tại tỉnh, là niềm vinh dự của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Sơn La.
Thời gian tới, tôi đề nghị VRG tiếp tục phối hợp chặt chẽ với tỉnh Sơn La, tiếp tục nghiên cứu đầu tư các dự án khác trên địa bàn nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho lao động trong tỉnh, xây dựng hình ảnh, khẳng định thương hiệu VRG.
Đồng thời, các Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND huyện Thuận Châu, UBND xã Tông Lạnh tiếp tục phối hợp, tạo điều kiện để Nhà máy chế biến Cao su Sơn La 28-10 khi đi vào sản xuất phát huy hiệu quả đầu tư; chỉ đạo nhân dân trong vùng trồng cao su phối hợp chặt chẽ với công ty xây dựng vùng trồng phù hợp, góp phần cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy. Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa sau khi nhà máy đi vào sản xuất, kinh doanh.
Công ty CPCS Sơn La phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và người dân trong vùng trồng cao su để thực hiện tốt hoạt động SXKD, bảo vệ môi trường”.
ĐÀO PHONG (ghi)
Related posts:
- Cao su Chư Păh phấn đấu khai thác 7.700 tấn mủ năm 2019
- Thông qua điều chỉnh, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của VRG - Công ty cổ phần
- VRG và các công ty cao su tại Campuchia đã chủ động đi trước trong phòng chống dịch
- Chuẩn bị khơi dòng "vàng trắng" nơi Tây Bắc
- VRG khánh thành nhà máy đầu tiên tại Campuchia
- Đẩy mạnh hợp tác toàn diện giữa VRG và Quân khu 7
- Cao su Lộc Ninh tập huấn nghiệp vụ thi đua khen thưởng
- Đầm ấm buổi họp mặt cán bộ hưu trí đầu năm
- Cần cơ chế, chính sách giúp ngành cao su phát triển hiệu quả, bền vững
- Công nhân phải xem trọng cây cao su