Những người trẻ viết tiếp truyền thống ngành

CSVN Xuân – Khi còn trẻ, ai cũng có nhiều cơ hội lựa chọn hướng đi cho mình. Có người tiếp nối truyền thống gia đình, có người với cao su là xa lạ nhưng khi là thành viên trong đại gia đình cao su là họ đã đồng lòng làm dày trang sử vẻ vang của ngành.
Anh Dương Văn Dàng – nhân viên Phòng Kỹ thuật NT Ông Quế, TCT Cao su Đồng Nai nhận giải thưởng “Thanh niên tiểu biểu ngành cao su” năm 2018.
Anh Dương Văn Dàng – nhân viên Phòng Kỹ thuật NT Ông Quế, TCT Cao su Đồng Nai nhận giải thưởng “Thanh niên tiểu biểu ngành cao su” năm 2018.
Cao su níu chân người “ngoại đạo”

Gia đình khó khăn, ba mẹ chỉ đủ sức lo cho các con học đến hết lớp 12, để theo đuổi giấc mơ, anh Huỳnh Hoàng Văn – Trưởng phòng Kỹ thuật nông nghiệp Công ty CPCS Tân Biên – Kampong Thom đã nỗ lực rất lớn, vừa học vừa đi làm thêm để kiếm tiền trang trải học phí. Tôt nghiêp Nganh Trông trot tai Trương Trung câp Kinh tê – Ky thuât Tây Ninh, anh nộp hồ sơ vào Công ty TNHH MTV Cao su Tân Biên. Xuất thân nhà nông, vốn quen với những khó khăn, vất vả, vì vậy khi biết đơn vị tuyển nhân lực làm việc ở Campuchia, anh hăng hái đi để thử thách bản thân.

Kể về ngày đầu tiên khi đặt chân qua nước bạn, anh bui ngui nhớ lại: “Đoàn chúng tôi đên văn phong công ty vao một buôi chiêu chập tôi. Hôm đó, trời mưa nặng hạt, tôi bần thần đưng trên lan can nhin vê quê nha. Goi điên thoai vê cho gia đinh báo đã qua đến nơi, chi ruôt cua tôi nghe máy và bao “em vê đi, chi kiêm viêc lam gân nha cho em đươc rôi ne”. Nhưng tôi vẫn cương quyết ơ lai vi là con trai phai manh me tư lâp không thê cư dưa vao gia đinh mai đươc”.

9 năm gắn bó, với anh là biết bao nhiêu kỷ niệm khó quên. Thời gian đầu, cũng như nhiêu anh em khác, anh gặp không ít kho khăn vê rào cản ngôn ngư, dân cư thưa thớt, dự án ở vùng sâu vùng xa. Hàng ngày, anh em trong đơn vị phải vào rừng phóng tuyến khai hoang, phóng lô. Lúc đầu anh thấy hơi sợ nhưng lâu dần thành quen. Từ một chàng trai rụt rè mới ra trường thì nay, thời gian, thử thách và công việc đã luyện rèn anh ngày càng kiên cường, nhiệt huyết với vườn cây.

Anh tâm sự: “Tôi đi làm khi vừa tròn 21 tuổi. Đối với ngành cao su thì tôi là kẻ “ngoại đạo” bởi gia đình không có ai công tác trong ngành. Ấy nhưng, chính cao su đã níu giữ tôi 9 năm nay và nhiều năm sau nữa. Ở đây, tôi co nhưng ngươi chu, ngươi anh, đông nghiêp đa giúp đỡ tôi rất nhiều. Họ cho tôi rât nhiêu kiên thưc va kinh nghiêm vê nganh cao su. Chính họ, là những người truyền lửa cho tôi. Tôi nhớ mãi một người đồng nghiệp đã nói vơi tôi răng: “Hay chăm soc cao su như đưa con cua minh, minh se thêm yêu cây khi thây cây lơn lên môi ngay”. Và tôi hiện giờ cũng vậy, càng lâu càng gắn bó với cây cao su và yêu thích công việc của mình hơn”.

Chính môi trường làm việc hòa đồng, chân thành đã khiến anh quyết định gắn bó với ngành cao su. Anh tâm tình: “Đến thời điểm hiện tại, tôi vẫn chưa từng nghĩ quay về Việt Nam để tìm một công việc khác. Ngành cao su là ngành có truyền thống lâu đời, bây giờ thì tôi đã hiểu những ai đã vào ngành cao su đều muốn gắn bó, vì ở đó có nghĩa tình giữa người với người, mọi người như là một phần không thể thiếu trong đại gia đình cao su. Tôi tự hào khi được là một phần trong ngôi nhà chung ấy và càng tự hào hơn khi được góp công sức để trang sử vẻ vang của ngành tươi đẹp hơn”.

Anh Huỳnh Hoàng Văn – Trưởng phòng Kỹ thuật nông nghiệp Công ty CPCS Tân Biên – Kampong Thom (bìa trái) và các đồng nghiệp đi kiểm tra vườn cây công ty.
Anh Huỳnh Hoàng Văn – Trưởng phòng Kỹ thuật nông nghiệp Công ty CPCS Tân Biên – Kampong Thom (bìa trái) và các đồng nghiệp đi kiểm tra vườn cây công ty.

“Càng khó khăn, càng gắn bó”

Là người dân tộc Châu Ro, sinh ra và lớn lên tại xã Xuân Quế, Long Khánh, Đồng Nai, ông bà nội, ba mẹ đều là CN nên từ nhỏ anh Dương Văn Dàng – nhân viên Phòng Kỹ thuật NT Ông Quế, TCT Cao su Đồng Nai đã theo chân ba mẹ ra lô. Những bữa cơm độn ngô, khoai, sắn thời thơ ấu vẫn còn in đậm trong trí nhớ của anh. Ngày đó, ngành cao su khó khăn là thế nhưng ai nấy đều hăng say với công việc. Thế nên, anh quyết tâm sau khi hoàn thành chương trình học sẽ trở về làm việc trên mảnh đất mà bao đời nay gia đình anh gắn bó.

Tài sản lớn nhất mà anh Dàng sở hữu cuối năm 2010 là giấy chứng nhận tốt nghiệp Ngành Nông học Trường Đại học Nông lâm TP.HCM. Cầm “bảo bối” trong tay, anh nộp hồ sơ xin vào làm việc tại TCT. Mặc dù, khi đó anh có thể xin vào nhiều công ty khác nhưng anh vẫn “ngoan cố” đợi chờ vì có niềm tin mãnh liệt rằng mình sẽ tiếp tục cống hiến cho ngành cao su như ông bà, ba mẹ mình.

6 tháng chờ nhận việc, anh làm đủ mọi thứ để mưu sinh, ai kêu gì làm đó, hết phụ ba mẹ nương rẫy, rồi thì làm thợ hồ. Quá trình đến với nghề gian nan như vậy nên anh xem ngày 3/5/2011 là một dấu mốc quan trọng không thể quên của đời mình. Ngày đó, anh chính thức là nhân viên kỹ thuật tại NT Ông Quế, TCT Cao su Đồng Nai. Hiện nay, anh phụ trách công tác ở vườn ươm, bón phân và bảo vệ thực vật tại nông trường. Ngoài ra, anh còn là hạt nhân tiêu biểu trong công tác Đoàn Hội tại TCT.

“Những năm gần đây, tôi thấy nhiều bạn trẻ không còn tha thiết với cao su, nhiều người nghỉ việc để chọn hướng đi mới. Gia đình tôi có truyền thống làm cao su, tôi phải có kế thừa và phát huy giá trị truyền thống ấy. Với tôi, cây cao su đã như một phần trong cuộc sống mình rồi. Thế hệ mình hôm nay được vậy là nhờ biết bao xương máu, mồ hôi công sức của cha anh đi trước cống hiến cho ngành. Đôi lúc tôi cũng bị bà xã “hờn” vì đi làm không đưa nhiều tiền. Có khi cũng buồn vì mình chỉ lo được phần nhỏ nào đó trong gia đình thôi, còn lại bà xã lo hết. Nhưng mà mình không bỏ đơn vị được, càng khó khăn càng phải gắn bó. Làm cao su phải thích mới làm được”.

Dù ở vai trò nào, anh cũng đều nhiệt huyết, năng nổ, không quản ngại khó khăn. Chính vì vậy, anh nhiều lần được tuyên dương cán bộ Đoàn, Hội dân tộc tiêu biểu tỉnh Đồng Nai. Gần đây nhất, anh được tuyên dương thanh niên tiêu biểu ngành cao su lần thứ VI năm 2018.

QUỲNH MAI