CSVN – Hình ảnh lân sư rồng thường xuất hiện nhiều khi mỗi dịp Tết đến Xuân về trên khắp mọi miền đất nước. Để có được màu sắc rực rỡ đó, hiện nay ở giữa Sài Gòn phố hội, đang tồn tại những làng nghề truyền thống, chuyên làm ra những sản phẩm lân sư rồng mang thương hiệu Việt, chiếm lĩnh thị trường trong nước và cả xuất khẩu ra nước ngoài.
Từ gia công hàng mã, hàng chợ…
Hiện nay, cụm làng nghề làm lân sư rồng tại TP.HCM nằm rải rác ở các quận 5, 6, 10, 11 và Tân Bình với trên 10 cơ sở. Hầu hết các cơ sở này làm đầu lân, gia công thêm đầu ông địa, thần tài và một số đạo cụ khác. Đầu lân hàng chợ thường có hai dạng: làm bằng giấy bồi và sườn bằng tre. Làm đầu lân bằng giấy bồi rất đơn giản. Dựa trên khuôn mẫu có sẵn làm bằng xi măng hoặc thạch cao, đắp một lớp giấy hơi ẩm lên khuôn, dán thêm 1 – 2 lớp giấy trắng và 2 lớp giấy xi măng, và sau đó phết hồ cho dính vào nhau.
Đầu lân được cắt dọc làm đôi, tách ra khỏi khuôn và được dán dính trở lại. Một thanh tre được ghép quanh cổ lân để tạo sự chắc chắn và đồng thời làm tay cầm cho người múa lân. Loại đầu lân này được làm để cho trẻ em chơi, nó có các kích từ vừa cho đến nhỏ.
Ngoài ra ở các cơ sở này cũng sản xuất thêm lân để trưng bày cho đẹp mắt vào những dịp lễ Tết. Giá một bộ lân gồm đầu lân, đầu ông địa, trống và chập chõa được bán với giá tầm khoảng hơn 100 – 150 ngàn đồng/bộ lân vừa, bộ lân nhỏ và lân “kiểng” khoảng 60-70 ngàn đồng, tùy thuộc có hoặc không có thêm phần đuôi lân.
“Hiện nay các cơ sở sản xuất của chúng tôi được thị trường đón nhận nhờ có uy tín, rẻ đẹp và chất lượng đảm bảo”, cô Kim Anh, chủ tiệm Lân sư rồng Sương Hải – Kim Anh ở đường Tháp Mười, Q6 cho biết.
…đến các mặt hàng cao cấp, chuyên dụng
Lân sư rồng chuyên dụng là loại hàng cao cấp, dành cho các đội lân múa có biểu diễn và múa võ thuật. Một đầu lân thường có trọng lượng khoảng trên dưới 3 – 6 kg và một đầu rồng có thể nặng từ 3 – 20 kg. Thời gian hoàn thành cũng phải kéo dài cả tuần đối với đầu lân và sư, có thể là hơn nửa tháng đối với một đầu rồng. Các phần râu, lông mi, lông mày… của lân sư rồng này, thường được làm bằng lông cừu nhập từ nước ngoài.
Có khi lân sư rồng “đặc chủng”, loại hàng cao cấp được trang trí thêm dàn đèn điện tử chớp tắt. Ở một đầu lân và sư được gắn từ 200 – 800 bóng đèn; còn ở rồng phải cần trên 4.000 bóng đèn cho toàn thân. Đôi khi theo yêu cầu của khách hàng, sườn lân và sư được làm bằng mây. Sườn làm bằng mây được các tỉnh chuộng hơn, giá cả cũng cao hơn nhiều so với dạng thường, nếu được bán ra nước ngoài giá sẽ cao hơn nhiều.
Theo các nghệ nhân nơi đây, lân cũng như thời trang, mỗi năm mỗi kiểu. Phải nương theo thị hiếu để tồn tại. Hơn nữa, ngày nay người yêu thích lân luôn đòi hỏi lân sư rồng phải giống trong phim. Do đó, năm Hợi là phải vẽ màu dạ quang, trộn thêm dầu bóng để tránh mưa nắng làm phai màu. Đầu ông địa cũng phải duyên hơn, phải có thêm nốt ruồi son ở miệng, vì quan niệm cái duyên ăn nói sẽ giúp chủ nhà gặt hái thành công.
VŨ PHONG
Related posts:
- Chủ trương mới về nhân công đồn điền
- Tình người trong mưa bão
- Phát huy sức mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong tình hình mới
- Người “giữ lửa" cho dệt thổ cẩm Glar
- Cao su “xanh”
- 8 đơn vị tham gia Hội diễn Khu vực I
- Cây cao su ở Việt Nam dưới góc nhìn Lịch sử - Sinh thái (1897 - 1975)
- Văn hóa văn nghệ tại Cao su Phú Riềng: Không chỉ là phong trào
- Người "thổi hồn" vào gỗ
- Đoàn thanh niên Cao su Chư Sê thi đấu quần vợt
Em muốn học nghề
Cho em hỏi ở đây có học nghề ko ạ tháng nhiu ạ có gì ib em ạ tên fb 3m là https://www.facebook.com/0327826637gamli mông chị trả lời ạ