CSVNO – Ngày 26/12, tại xã Tông Lệnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La ,VRG đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy chế biến cao su Sơn La 28/10, thuộc Công ty CPCS Sơn La.
Tham dự buổi lễ có ông Trương Vĩnh Trọng – Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Nguyên Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc; Ông Hoàng Văn Chất – Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La; Ông Cầm Ngọc Minh – Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Ông Trần Ngọc Thuận – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT VRG; Ông Huỳnh Văn Bảo – TGĐ VRG; lãnh đạo Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương; các đồng chí trong Ban Thường vụ tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo VRG; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Sơn La…
Nhà máy chế biến mủ cao su Sơn La 28-10 được khởi công vào tháng 3/2018 trên diện tích đất 15,93 ha với tổng mức đầu tư 109,114 tỷ đồng, có công suất chế biến 9.000 tấn mủ/năm được chia làm hai giai đoạn đầu tư. Giai đoạn 1 đầu tư năm 2018: Dây chế biến mủ SVR 10, 20 công suất 6.000 tấn/năm; Giai đoạn 2 đầu tư vào năm 2020: Dây chuyền chế biến mủ RSS, công suất 3.000 tấn/năm. Nhà máy được vận hành 10 tháng trong/năm với mục tiêu đảm bảo chế biến hết sản lượng mủ khai thác từ vườn cây của Công ty trong những năm tới và sản lượng của các công ty chưa có nhà máy chế biến ở khu vực Tây Bắc.
Thiết bị của nhà máy sử dụng một phần thiết bị trong nước, được đầu tư mới hoàn chỉnh phù hợp với qui mô và mục tiêu tiết kiệm tận dụng tối đa những thuận lợi về địa hình hiện trạng khu đất và cơ sở hạ tầng của khu vực xung quanh, lựa chọn sản phẩm phù hợp với định hướng của ngành và của thị trường. Đối với hệ thống xử lý nước thải thì sử dụng thiết bị chủ yếu của Nhật và các nước EUG7 công nghệ xử lý nước thải bằng công nghệ vi sinh, nước thải ra cột A theo tiêu chuẩn QCVN:01-MT:2015 BTNMT.
Với sự chỉ đạo sâu sát của VRG và sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực từ tỉnh Sơn La, sự cố gắng của các đơn vị thi công, nhà máy đã hoàn thành trước kế hoạch hơn 3 tháng. Theo ông Hồ Anh Đức – TGĐ Công ty CPCS Sơn La, khi nhà máy đưa vào hoạt động thì giá trị nguyên liệu mủ cao su lên gấp 4 lần, từ 1 tấn mủ đông với giá khoảng 10 triệu sau chế biến sẽ tăng lên 40 triệu, đồng thời giải quyết được 200-250 lao động.
Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, ông Cầm Ngọc Minh – Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết: “Việc phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La nói riêng và các tỉnh trong khu vực nói chung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện đa mục tiêu, vừa góp phần nâng cao độ che phủ rừng, vừa đảm bảo hệ sinh thái rừng, hạn chế tình trạng cháy rừng, lũ quét, lũ ống xảy ra, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, là đòn bẩy trong công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Việc đầu tư hoàn thành, đưa vào hoạt động nhà máy thể hiện sự quyết tâm của tỉnh Sơn La và VRG, đồng thời cũng khẳng định sự thành công của Tập đoàn khi đầu tư tại tỉnh, là niềm vinh dự của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Sơn La”.
Tại Lễ khánh thành, Công ty CP Cao su Sơn La đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm mủ cao su với Công ty CP TMDV Du lịch Cao su và Công ty CP Cao su miền Trung.
NGUYÊN KHÁNH – ĐÀO PHONG – BẢO KHÁNH
Related posts:
- Phong trào thi đua Cao su Đồng Nai thiết thực, ý nghĩa
- Chung tay hỗ trợ các đơn vị miền Trung khắc phục thiệt hại sau bão lũ
- Sự phát triển vững mạnh của VRG có ý nghĩa quan trọng
- Cao su Bình Long: Tiên phong phát triển bền vững
- Tiền lương Cao su Quảng Trị tăng 11%
- Phải thích ứng để cạnh tranh khi tham gia TPP
- Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu Cao su Việt Nam
- Cao su miền núi phía Bắc: Vững tin vào tương lai
- Đưa Việt Nam tiếp cận gần hơn với chuỗi cung ứng toàn cầu
- Cao su Bà Rịa Kampong Thom: Điển hình vượt khó