CSVN – Tại Hội nghị Người đại diện vốn tập đoàn tại doanh nghiệp, VRG cũng công bố quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch (KH) năm 2019 cho các đơn vị. Theo chỉ đạo về chủ trương và hướng dẫn xây dựng KH của VRG, tất cả các đơn vị đã hoạt động SXKD, căn cứ và tình hình thực hiện KH 2018, dự báo về thị trường, xây dựng KH theo hướng có tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận so với năm 2018.
Ngoài ra, các đơn vị có các biện pháp khả thi để tiết giảm giá thành ngay trong khâu xây dựng KH và định hướng việc thực hiện có khả thi. Trong công tác đầu tư XDCB, chỉ đầu tư theo dự án đã được duyệt, tập trung vào công trình sản xuất chính, tiết giảm tối đa công trình chưa thật sự cần thiết. Đối với các chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ thực hiện theo các Quyết định giao chỉ tiêu khối lượng của Hội đồng Quản trị Tập đoàn.
Chỉ tiêu giá bán, lợi nhuận trên 1 tấn mủ tương đương năm 2018
Khối các công ty cao su, chỉ tiêu giá bán, lợi nhuận KH, cụ thể như sau:
Về giá bán mủ cao su: Khu vực Đông Nam bộ và Bình Thuận: 33 triệu đồng/tấn;
Khu vực Tây Nguyên và DHMT: 31 triệu đồng/tấn; Khu vực Campuchia: 30 triệu đồng/tấn; Khu vực Lào: 31 triệu đồng/tấn; Khu vực miền núi phía Bắc: 30,5 triệu đồng/tấn; (mủ SVR 10,20).
Lợi nhuận trước thuế bình quân 1 tấn mủ cao su tự khai thác theo năng suất bình quân vườn cây như sau: Khu vực Đông Nam bộ – Năng suất bình quân >1,6 tấn/ha: Tối thiểu 3 triệu đồng/tấn; Năng suất bình quân 1,45 – 1,6 tấn/ha (ở tất cả cảc khu vực): Tối thiểu 2,5 triệu đồng/tấn; Năng suất bình quân 1,2 – 1,45 tấn/ha (ở tất cả cảc khu vực): Tối thiểu 1 trìệu đồng/tấn
Các đơn vị có vườn cây mới đưa vào khai thác và/hoặc năng suất dưới 1,2 tấn/ha và/hoặc sản lượng khai thác toàn công ty dưới 1.000 tấn phấn đấu có lãi.
Các biện pháp khống chế giá thành
Xây dựng KH giá thành 2019 trên nguyên tắc tiết giảm tối đa các chi phí sản xuất; quản lý chặt chẽ giá thành ngay từ khâu lập KH, định hướng việc thực hiện để bảo đảm tiêu chí lợi nhuận trước thuế.
Về phân bón, giảm 15 – 20% so với thực hiện năm 2018, các đơn vị từ điều kiện thực tế và chất lượng vườn cây của mình được chủ động điều tiết lượng phân bón giữa các nhóm cây, phù hợp với thực trạng thổ nhưỡng và vườn cây của đơn vi.
Tiếp tục áp dụng các biện pháp trong quản lý và kỹ thuật để tăng năng suất và giảm chi phí tiền lương trên tấn sản phẩm, góp phần nâng thu nhập cho người lao động.
Có giải pháp cân đối chuyển đổi sang chế độ cạo D5, D6 để tăng năng suất lao động, đặc biệt tại một số đơn vị thiếu lao động, vườn cây mở mới năng suất thấp; bảo đảm tiền lương lao động trực tiếp được điều chỉnh phù hợp với mức thu nhập năm 2018 và quy định hiện hành
Đối với các đơn vị có tỷ lệ lao động gián tiếp cao trên 12% (tính theo số lao động trực tiếp sau khi chuyến đổi chế độ cạo), kiên quyết xem xét việc tiết giảm chi phí tiền lương bộ máy gián tiếp thông qua sắp xếp lại bộ máy, kể cả việc giảm biên chế bộ máy. Các chi phí khác được xây dựng với tinh thần tiết kiệm để giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng.
Tiếp tục đẩy mạnh chủ trương trồng xen trên vườn cây cao su nhằm tiết giảm suất đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thu nhập cho người lao động; dành tối thiểu 30% diện tích trồng xen trồng cây rừng (bao gồm cả cây gỗ lớn) để đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững của Tập đoàn. Tiếp tục chuyển đổi một số diện tích đủ điều kiện để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
P.V
Related posts:
- Kỳ vọng từ những buổi đối thoại trực tiếp
- Hiến kế giải pháp 2015
- Hội nghị công nghiệp sẽ tổ chức vào tháng 7
- Sáp nhập Khối thi đua Duyên hải miền Trung
- 8 công ty Tây Nguyên: Nhạy bén, linh hoạt trong điều hành
- Tái canh trồng mới: Điểm sáng Cao su Phú Riềng
- Cao su Kon Tum: Năm thứ 4 liên tiếp vượt kế hoạch trên 20 ngày
- Thư ngỏ vận động tài trợ, đóng góp cho “Hội khuyến học 28/10” năm 2023
- Huấn luyện giảng viên an toàn vệ sinh lao động
- Gỗ Thuận An về trước kế hoạch 31 ngày