CSVNO – Trong 2 ngày 18 và 19/10, tại vườn cây tổ 2 thuộc Đội sản xuất cao su Ea Khal, Công ty TNHH MTV Cao su Ea H’leo đã tổ chức Hội thi Bàn tay vàng khai thác mủ cao su năm 2018.

Tham dự hội thi có Phó TGĐ VRG Nguyễn Tiến Đức, ông Phan Tấn Hải – Phó Chủ tịch CĐ CSVN cùng lãnh đạo của tỉnh Đăk Lăk, huyện Ea H’leo, lãnh đạo công ty, các đơn vị trực thuộc và 42 CN, trong đó có 35 người chính thức đại diện cho hơn 1.200 CN trong toàn công ty.

Thí sinh tham gia nhỏ tuổi nhất là 19, lớn nhất là 43 tuổi, thí sinh nữ chiếm 30% và đồng bào dân tộc thiểu số 19%. Tại hội thi, các thí sinh đã phải trải qua 3 phần thi hết sức căng thẳng. Trong đó, ở phần lý thuyết các thí sinh phải trả lời 25 câu hỏi liên quan đến công tác chăm sóc và khai thác mủ cao su; đối với phần thi dụng cụ, các thí sinh phải chuẩn bị đầy đủ 7 loại dụng cụ cần có trong quá trình khai thác mủ; căng thẳng nhất vẫn là ở nội dung thi thực hành với việc các thí sinh phải cạo 100 cây trong thời gian 25 phút.

Kết thúc hội thi, BTC đã trao nhiều giải thưởng khác nhau. Trong đó, Bàn tay vàng đã thuộc CN Lê Viết Hùng của NT Ea Sol; giải nhì và giải ba lần lượt thuộc về Lê Thị Thơ và Đỗ Bá Nhất đều của đơn vị Dlie Yang.


Ngoài ra, BTC còn trao 3 giải khuyến khích, giải thí sinh trẻ tuổi nhất, lớn tuổi nhất và thí sinh đồng bào dân tộc có thành tích tốt nhất.

Đối với nội dung đồng đội, giải nhất đã thuộc về Đội sản xuất cao su Dlie Yang, giải nhì thuộc về NT Ea Ral và giải ba thuộc về NT Ea Hiao.

VĂN VĨNH
Related posts:
Sẽ phát trực tiếp khai mạc, thi thực hành Hội thi Bàn tay vàng
Hướng đến thương hiệu bền vững: Cần sự nỗ lực của các đơn vị
Cao su Đồng Nai dự kiến vượt 2.150 tấn mủ
Một trong những doanh nghiệp dẫn đầu khu vực Tây nguyên
Ban Kinh tế Trung ương sẽ quan tâm giải quyết các kiến nghị của VRG
Cơ khí Cao su chia cổ tức 6%
Quản lý nông nghiệp cần linh hoạt hơn
Các công ty thủy điện hoạt động hiệu quả, đóng góp vào doanh thu của VRG
Bình Dương cần trên 1.800 ha đất cao su để phát triển kinh tế xã hội
Cao su Dầu Tiếng hỗ trợ kinh phí đến trường cho học sinh khó khăn