CSVN – Chủ rừng cao su muốn được cấp chứng chỉ quốc tế phải có hệ thống quản lý rừng tuân thủ các yêu cầu của các tiêu chuẩn thuộc hệ thống quản lý rừng được chọn lựa và có đầy đủ bằng chứng chứng minh sự tuân thủ đó.
Tuân thủ luật pháp Việt Nam và các Công ước Quốc tế đã ký kết
Chủ rừng cao su tuân thủ luật pháp VN, các Công ước Quốc tế mà VN đã ký và các yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ rừng mà chủ rừng cao su muốn được cấp chứng chỉ.
Bằng chứng chứng minh sự tuân thủ của chủ rừng cao su về tư cách pháp nhân bao gồm mà không giới hạn bởi: (1) Quyết định thành lập doanh nghiệp (DN); (2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; (3) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; (4) Nghị quyết, Biên bản của Hội đồng thành viên nếu DN được thành lập trên cơ sở chia, tách, hợp nhất và sáp nhập; (5) Điều lệ hoạt động của DN; (6) Mã số thuế; (7) Tài khoản ngân hàng.
Bằng chứng chứng minh sự tuân thủ của chủ rừng cao su đối với luật pháp VN, các công ước Quốc tế mà VN ký và Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ bao gồm mà không giới hạn bởi: (1) Hồ sơ danh mục và toàn văn các quy phạm pháp luật VN liên quan; (2) Hồ sơ bằng chứng về việc người làm việc trong đơn vị hiểu và tuân thủ các quy phạm pháp luật VN liên quan; (3) Hồ sơ bằng chứng hoàn thành nghĩa vụ/trách nhiệm luật định và các hợp đồng đã ký;
(4) Hồ sơ danh mục và toàn văn các công ước Quốc tế mà VN đã ký; (5) Hồ sơ bằng chứng về việc người làm việc trong đơn vị hiểu và tuân thủ các công ước Quốc tế mà VN đã ký; 6) Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ rừng mà chủ rừng cao su muốn được cấp chứng chỉ; (7) Hồ sơ quyết định thành lập Ban Chứng chỉ rừng; (8) Hồ sơ bằng chứng về việc người làm việc trong đơn vị hiểu và tuân thủ các yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ rừng mà chủ rừng cao su muốn được cấp chứng chỉ;
Quyền, trách nhiệm sử dụng đất và rừng lâu dài
Chủ rừng cao su có quyền, trách nhiệm sử dụng đất và rừng một cách hợp pháp, lâu dài.
Bằng chứng chứng minh chủ rừng cao su có quyền, trách nhiệm sử dụng đất và rừng một cách hợp pháp và lâu dài bao gồm mà không giới hạn bởi: (1) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (2) Trường hợp đất và rừng được sử dụng theo quyền phong tục/truyền thống, phải có xác nhận bằng văn bản của cộng đồng và chính quyền địa phương về không có tranh chấp; (3) Ranh giới đất thuộc quyền sử dụng được xác định trên bản đồ và trên thực địa; (4) Thời hạn quyền sử dụng đất tối thiểu phải bằng thời gian một chu kỳ kinh doanh; (5) Chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất; (6) Hồ sơ chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ về quyền và trách nhiệm sử dụng đất; (7) Kế hoạch sử dụng đất và rừng dài hạn; (8) Hồ sơ tranh chấp đất/rừng và chứng từ kết quả giải quyết tranh chấp đất/rừng.
Cam kết
Chủ rừng cao su phải cam kết bằng văn bản, ở cấp quản lý cao nhất, thực hiện quản lý rừng theo Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng Quốc tế mà chủ rừng cao su muốn được cấp chứng chỉ.
Bằng chứng chứng minh sự tuân thủ yêu cầu cam kết của chủ rừng cao su: (1) Cập nhật, lưu trữ và tuân thủ các quy định quy phạm pháp luật VN và các công ước Quốc tế liên quan mà VN đã ký; (2) Hoàn thành các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phí theo quy định; (3) Xác định rõ ràng bằng hồ sơ pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng. (4) Tôn trọng quyền sử dụng đất của người dân và các vùng đất liên quan đến khảo cổ, tôn giáo, tín ngưỡng, lịch sử, văn hóa;
(5) Công bố cho các bên liên quan về kế hoạch quản lý rừng, cam kết thực hiện các nguyên tắc và tiêu chí của Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng. (6) Bình đẳng với cộng đồng dân cư trong việc tuyển dụng và đào tạo, tạo cơ hội cho người dân địa phương tham gia các hoạt động; (7) Có trách nhiệm với các yêu cầu về sức khỏe và an toàn lao động; (8) Không sử dụng hóa chất mà luật pháp Quốc tế và pháp luật VN cấm; (9) Phương án quản lý rừng cao su nêu rõ các mục tiêu và kế hoạch thực hiện các mục tiêu đó; (10) Thực hiện quy trình chuỗi hành trình sản phẩm.
Tác động môi trường
Chủ rừng cao su một mặt đảm bảo các hoạt động không có tác động tiêu cực tới môi trường, mặt khác, có những hoạt động để làm cho môi trường tại nơi mình hoạt động ngày càng tốt hơn. Bằng chứng chứng minh sự tuân thủ của chủ rừng cao su đối với tác động môi trường bao gồm mà không giới hạn bởi: (1) Báo cáo đánh giá tác động môi trường trước, trong và sau khi hoạt động kết thúc; (2) Báo cáo tham vấn các bên liên quan về tác động môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường; (3) Kế hoạch các mục tiêu môi trường và hồ sơ thực hiện kế hoạch các mục tiêu môi trường; (4) Xác định các khu vực bảo vệ/bảo tồn trên bản đồ và trên thực địa; (5) Xác định các hệ sinh thái bảo vệ/bảo tồn trên bản đồ và trên thực địa cùng kế hoạch và hồ sơ thực hiện kế hoạch bảo vệ/bảo tồn;
(6) Quy định và hồ sơ về đường vận chuyển không gây xói mòn, rửa trôi đất, bồi lấp hoặc/và thay đổi dòng chảy của suối, sông; (7) Quy định và hồ sơ về thu hoạch mủ và gỗ cao su, không gây tác động tiêu cực tới môi trường; (8) Quy định về sử dụng hóa chất và hồ sơ sử dụng hóa chất không gây tác động tiêu cực tới môi trường; (9) Chỉ sử dụng hóa chất mà luật VN và Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ không cấm; (10) Quy định về sử dụng tác nhân sinh học và hồ sơ sử dụng tác nhân sinh học; (11) Quy định và hồ sơ về cây ngoại lai, cây nhập nội và cây xâm lấn; (12) Không trồng cây biến đổi gien; (13) Không chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cao su; (14) Quy định và hồ sở kiểm soát các hoạt động trái phép; (15) Kế hoạch và hồ sơ thực hiện kế hoạch giám sát, đánh giá tác động môi trường; (16) Kế hoạch và hồ sơ thực hiện kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng.
Tham vấn các bên liên quan
Bằng chứng chứng minh chủ rừng cao su tuân thủ yêu cầu về tham vấn các bên liên quan bao gồm mà không giới hạn bởi: (1) Lập và luôn luôn cập nhật danh sách các bên liên quan, các cơ quan quản lý chuyên ngành; các tổ chức xã hội dân sự … (2) Quy định và hồ sơ tham vấn các bên liên quan về các báo cáo đánh giá chuyên đề; (3) Quy định và hồ sơ tham vấn các bên liên quan về phương án quản lý rừng cao su; (4) Quy định và hồ sơ tham vấn các bên liên quan về các quy định, quy trình, hướng dẫn, quy chế…; (5) Quy định tham vấn và hồ sơ tham vấn các bên liên quan về các kế hoạch cụ thể hàng năm; (6) Quy định tham vấn và hồ sơ tham vấn các bên liên quan về các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng cho rừng cao su; (7) Quy định tham vấn và hồ sơ tham vấn các bên liên quan về giám sát đánh giá.
CSVN
Related posts:
- Năng suất vườn cây miền núi phía Bắc có xu hướng tăng dần
- SVR 10, 20 sẽ là chủng loại mủ chủ lực ở Campuchia
- Người dân trồng cao su cần theo quy hoạch và khuyến cáo
- "Xây dựng chặt chẽ chế độ cạo cho toàn chu kỳ vườn cây khai thác khu vực miền núi phía Bắc"
- “Hệ thống đánh đông tự động”: sáng kiến làm lợi đến 340 triệu đồng/năm
- Để vườn cây chất lượng tốt, năng suất cao
- Cảnh báo bệnh rụng lá Pestalotiopsis trên vườn cây cao su
- VRG sẽ ban hành suất đầu tư theo 4 khu vực
- Một số tồn tại trong công tác trị bệnh nấm hồng trên vườn cây cao su ( kỳ 3)
- Bastar hy vọng trở thành khu vực sản xuất cao su tiềm năng của Ấn Độ