Dấu mốc lịch sử phát triển Công đoàn Việt Nam

CSVN – Đại hội CĐ Việt Nam lần thứ XII, nhiệm kỳ 2018 – 2023 sẽ được tổ chức từ ngày 24 – 26/9/2018 tại Thủ đô Hà Nội. Đây là sự kiện chính trị quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của phong trào CNVC – LĐ, khẳng định vai trò, vị trí của giai cấp công nhân, tổ chức CĐ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nhân dịp Đại hội, Trang tin CĐ giới thiệu một số dấu mốc lịch sử phát triển CĐ Việt Nam.
Chú thích ảnh: BCH Công đoàn CSVN khóa VIII, NK 2018 – 2023 và đoàn đại biểu đi dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII ra mắt đại hội. Ảnh: Tùng Châu.
Chú thích ảnh: BCH Công đoàn CSVN khóa VIII, NK 2018 – 2023 và đoàn đại biểu đi dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII ra mắt đại hội. Ảnh: Tùng Châu.
Đại hội thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ

Do Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng triệu tập vào ngày 28/7/1929, tại nhà số 15 phố Hàng Nón, thành phố Hà Nội. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành lâm thời Tổng Công hội Đỏ do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng đứng đầu. Đại hội thông qua Chương trình, Điều lệ của Công hội Đỏ, quyết định ra Báo Lao động và Tạp chí Công hội Đỏ.

Tên gọi của tổ chức CĐ Việt Nam

Công hội Đỏ (1929 – 1935); Nghiệp đoàn Ái hữu (1936 – 1939); Hội Công nhân Phản đế (1939 – 1941); Hội Công nhân Cứu quốc (1941 – 1946); Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946 – 1961); Tổng CĐ Việt Nam (1961 – 1988); Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1988 đến nay).

Đại hội CĐ Việt Nam lần thứ I

Họp từ ngày 1 – 15/1/1950 tại tỉnh Thái Nguyên, Đại hội đã quyết nghị về nhiệm vụ trước mắt của CĐ đối với đường lối kháng chiến, kiến quốc của Đảng. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 21 ủy viên chính thức và 4 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Trần Danh Tuyên làm Tổng Thư ký.

Đại hội CĐ Việt Nam lần thứ II

Họp từ ngày 23 – 27/2/1961, tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã thông qua những biện pháp tốt nhất để thực hiện đường lối, chính sách mà Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng đã vạch ra về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. Đại hội quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng CĐ Việt Nam. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 55 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Trần Danh Tuyên được bầu làm Tổng Thư ký.

T.S