CSVN – Ghi nhận của PV Tạp chí Cao su VN, máy dễ sử dụng, không cần đòi hỏi trình độ tay nghề công nhân, đáp ứng xu thế cơ giới hóa, nhưng phần cơ điện phức tạp, cần cải tiến để phù hợp hơn.
Với mong muốn giúp công nhân cao su giảm bớt vất vả khi làm việc, thời gian gần đây Viện Nghiên cứu CSVN đã tìm hiểu và giới thiệu máy cạo mủ để các đơn vị nghiên cứu, thí điểm. Trong tháng 6 vừa qua, Viện đã chỉ đạo TCT Cao su Đồng Nai tổ chức mô hình trình diễn, sử dụng thử máy cạo mủ trên cây cao su tại Nông trường Hàng Gòn. Tham gia có đơn vị sản xuất máy cạo, lãnh đạo Viện, lãnh đạo TCT, các nông trường trực thuộc và công nhân trực tiếp trên vườn cây.
Từ thực tế cạo thử, nhiều người tham gia đã có được những đánh giá bước đầu về hiệu quả của máy cạo mủ, có nhiều ý kiến khẳng định hiện nay máy vẫn chưa thể thay thế được đôi tay của công nhân. Mặc dù, có ưu điểm nhưng bên cạnh đó nếu sử dụng máy thay cho công nhân vẫn còn nhiều khuyết điểm.
Chị Nguyễn Thị Huệ Thanh – Phó trưởng Phòng kỹ thuật TCT Cao su Đồng Nai cho biết: “Ưu điểm dễ nhận thấy nhất của máy cạo đó là kiểm soát được dăm. Bên cạnh đó cũng có những khuyết điểm như: Máy lắp ghép khá phức tạp, khi sử dụng công nhân phải dùng sức khá nhiều bởi độ rung của máy mạnh, thêm vào đó nếu thao tác bằng máy sẽ che khuất đường cạo, rất khó quan sát. Nhìn chung, máy vẫn chưa thuyết phục được người sử dụng, đặc biệt là những công nhân trực tiếp trên vườn cây. Hiện nay, TCT đang thực hiện cải tiến dao cạo từ dao cạo truyền thống để công nhân dễ dàng thao tác”.
Còn ông Nguyễn Văn Tài – Giám đốc NTCS Bến Củi, Công ty CPCS Tây Ninh, người trực tiếp đi đến TCT Cao su Đồng Nai tham dự buổi trình diễn, sử dụng thử máy cạo nhận xét: “Máy có ưu điểm dễ sử dụng, không cần công nhân có tay nghề cao cũng sử dụng được. Điều này phù hợp trong điều kiện thiếu hụt lao động cạo mủ, công nhân mới thu tuyển vào cũng có thể dùng máy được. Hơn nữa, máy cạo mủ đáp ứng được xu thế áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất.
Tuy nhiên, xét về tốc độ và độ chính xác không thể bằng đôi bàn tay của công nhân được. Máy chạy bằng điện, mà bộ phận cơ điện phức tạp, không phải công nhân nào cũng rành, nên việc sử dụng, bảo trì, sửa chữa sẽ khó khăn. Tôi cho rằng, để nâng cao hiệu quả sử dụng, máy cạo mủ cần được cải tiến, cải tạo thêm để phù hợp với điều kiện sử dụng trên vườn cây tại Việt Nam. Để giúp việc sử dụng, sửa chữa dễ dàng hơn thì nên tập trung lại cho từng nhóm công nhân, hay từng tổ đội, nông trường để sửa chữa, duy tu máy khi xảy ra hỏng hóc sẽ hiệu quả hơn. Còn xét về bài toán kinh tế, trong điều kiện giá mủ thấp như hiện nay, việc trang bị hàng loạt máy cho công nhân ở tất cả các nông trường rất khó”.
Được biết, hiện tại Công ty CPCS Tây Ninh đã nhận về 4 máy cạo. Công ty sẽ bàn giao đến các nông trường để cạo thử nghiệm. Sau thời gian sử dụng thử, các đơn vị sẽ có báo cáo cụ thể hơn về tính hiệu quả của máy cạo mủ.
HÀ KHUÊ – ANH QUÂN
Related posts:
- Cao su Đồng Nai bứt phá, vươn lên trở thành điểm sáng trong lĩnh vực nông nghiệp
- Sáng kiến lấy mủ sớm, tạo tính chủ động trong công việc
- Cao su Việt Lào: Mô hình kiểu mẫu tại nước ngoài của VRG
- Mãi mãi là nông trường 2 tấn
- Kinh nghiệm trồng xen hoa màu tại Cao su Quảng Trị
- Ứng dụng mới về cao su và lốp xe
- Trên 98% sản phẩm Cao su Dầu Tiếng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
- "Cần đẩy mạnh tập huấn quản lý rừng bền vững cho người lao động"
- Xử lý nước thải không dùng hóa chất
- Mô hình hay trong phòng, chống dịch Covid - 19
Là công nhân lâu năm trong nghề khai thác mủ cao su xin được góp ý như sau: _trong thời gian gần đây trên thị trường đã giới thiệu rất nhiều máy cạo mủ . nhưng hiệu quả của các loại máy không đạt được những yếu tố cần thiết trong việc khai thác mủ đó là :kỹ thuật và sản lượng và tôi nghĩ nếu mà dùng máy cạo tất cả các loại máy hiện tại cần phải hoàn chỉnh hơn và hiệu quả hơn 1 người công nhân khai thác lành nghề thì máy đó mới thực sự… Read more »