CSVN – Năm 2018 là thời điểm Công ty CPCS Lai Châu II bước vào mùa khai thác mủ cao su đầu tiên. Để CBCN bước đầu làm quen với công tác khai thác mủ với diện tích 600ha, sản lượng dự kiến 350 tấn, công ty đang chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất sẵn sàng cho sự kiện quan trọng này.
Chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất
Những ngày cuối tháng 3, CBCN công ty nói chung và người dân xã Chăn Nưa (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) nói riêng đang háo hức chờ đón dòng nhựa trắng từ cây cao su. Cuối năm 2017, công ty đã mở cạo thí điểm 67,74ha vườn cây đạt vanh thân vượt quy trình với sản lượng mủ đạt tiêu chuẩn. Đây cũng là tiền đề để công ty đưa vào khai thác 600ha trong năm 2018. Đây là công việc hoàn toàn mới nên đòi hỏi yêu cầu công tác quản lý, tổ chức sản xuất chặt chẽ hơn.
Ông Nguyễn Xuân Phú – TGĐ công ty cho biết: “Việc quản lý quy trình kỹ thuật khai thác rất quan trọng. Nếu quản lý tốt, có kỹ thuật khai thác hợp lý và đúng quy trình thì phát huy hết tiềm năng năng suất, chất lượng vườn cây đảm bảo. Do vậy, đơn vị luôn chú trọng công tác chuẩn bị vườn cây, quản lý, đào tạo tay nghề, chuẩn bị dụng cụ… nhằm mang lại sản lượng và chất lượng vườn cây đạt cao nhất”.
Để chuẩn bị vườn cây, thực địa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, công ty đã chỉ đạo kiểm kê, đánh dấu sơn với những cây có vanh thân đạt tiêu chuẩn đưa vào khai thác, những cây dự kiến khai thác cho đợt sau. Đồng thời triển khai phát dọn thực bì giữa hai hàng, phát dọn bờ lô tạo thông thoáng vườn cây, dọn cành nhánh trên hàng để thuận tiện việc đi lại chăm sóc, thu hoạch.
Do địa hình đồi núi dốc, công ty triển khai mở đường zíc zắc, đường nội vùng trong lô, liên lô để thuận lợi cho việc đi lại và thu hoạch cạo mủ. Sau khi kiểm kê đánh dấu, lập bản đồ vị trí, sơ đồ hàng, số cây trên hàng và tiến hành tổng hợp phân chia phần cây cạo hợp lý. Do đặc thù vườn cây đồi dốc nên
khi chia phần cạo công ty tổng hợp thành các tổ hợp thăm để mỗi công nhân có các phần cây dễ khó như nhau tạo sự công bằng.
Chú trọng tập huấn nghiệp vụ
Khi bước vào khai thác mủ cao su đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân phải đảm bảo được trình độ chuyên môn cũng như tay nghề vững mới đáp ứng được nhu cầu. Trong khi đó đặc thù lao động địa phương tại đơn vị có trình độ văn hóa hạn chế, tác phong làm việc tự do đang còn bị ảnh hưởng bởi nhiều phong tục của địa phương, quen với việc nương rẫy. Do đó, công ty đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn, kỹ thuật về các phần mềm quản lý vườn cây được chính xác, xây dựng phần cạo, khu cạo hợp lý.
Ngoài ra, công ty chú trọng chuẩn bị đầy đủ bảo hộ lao động, dụng cụ, vật tư khai thác như: quần áo, dao cạo mủ, kiềng, chén, máng… đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định. Đồng thời tiến hành xây dựng các điểm tập kết mủ trước khi mủ được vận chuyển về xưởng chế biến. Anh Nguyễn Hữu Phước – Trưởng phòng Tổ chức công ty chia sẻ: “Ngoài việc khai thác, đơn vị kiện toàn lực lượng bảo vệ phù hợp quy mô diện tích vườn cây. Thực hiện mô hình bảo vệ: công nhân tự quản, tổ, cụm bảo vệ… tham gia bảo vệ sản phẩm khai thác, tài sản vườn cây và gia súc phá hoại cây. Công ty phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương có cây cao su tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ vườn cây, làm công nhân cho công ty”.
PHƯƠNG LY
Related posts:
- VRG sẽ ký hợp tác toàn diện với tỉnh Kon Tum
- Hăng hái ra quân đầu năm
- Một trong những doanh nghiệp dẫn đầu khu vực Tây nguyên
- Lai Uyên giải nhất hội thi "Bàn tay vàng" Cao su Phước Hòa
- Thu nhập bình quân Cơ khí Cao su trên 12 triệu đồng/người/tháng
- VRG về trước kế hoạch sản lượng 6 ngày
- Cao su Đồng Nai ký kết quy chế phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai
- Cao su Kon Tum kết nghĩa với Cao su Hà Giang
- Hội nghị Cao su ANRPC năm 2017: Tái cơ cấu chuỗi giá trị nhằm phục hồi sản xuất
- Cơ hội từ CPTPP và kế hoạch hành động vì ngành cao su bền vững