CSVN Xuân- Giá cao su thiên nhiên diễn biến ra sao trong năm 2018, đây là vấn đề rất được quan tâm của người sản xuất lẫn nhà tiêu thụ. Dưới đây là những phân tích, đánh giá của các chuyên gia về tình hình cung cầu, cũng như dự báo xu hướng giá.
Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Bích – Tổng Thư ký Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC): “Giá cao su sẽ khởi sắc hơn”
Thị trường cao su có mối quan hệ cung – cầu diễn ra tương đối tốt, đạt được một sự cân bằng tương đối, trong năm vừa qua. Vì thế, các yếu tố cơ bản của thị trường là tốt đẹp, tuy nhiên giá cao su vẫn chưa thể phục hồi được vì những yếu tố ngoại lai như: giá dầu thô của thế giới; tỷ giá của đồng đô la Mỹ; sự chi phối của các thị trường giao dịch cao su…
Những vấn đề trên, khiến cho giá cao su bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Năm 2018, dự báo giá cao su sẽ có sự phục hồi và khởi sắc, nhưng không tăng hơn so với năm 2017.
Ông Salvatore Pinizzotto – Tổng Thư ký Tổ chức Nghiên cứu Cao su quốc tế (IRSG): “Xu hướng cung cầu cao su trung hạn tương đối cân bằng”
IRSG đang tích cực tham gia vào việc tăng cường tính minh bạch của thị trường trong cả cao su tự nhiên và tổng hợp, tăng cường khả năng thu thập thống kê tin cậy, cả về sản xuất và tiêu dùng, phân tích kịp thời các xu hướng thị trường hiện tại và tương lai. Biến động về giá cao su chắc chắn là mối quan tâm của cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. IRSG và ANRPC sẽ tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực chung để đảm bảo tính khả thi và tính bền vững trong sản xuất cao su thiên nhiên cả về trung và dài hạn.
Xu hướng cung cầu cao su thiên nhiên toàn cầu trung hạn dự kiến tương đối cân bằng. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, việc các định liệu nguồn cung sẽ dôi dư hoặc thâm hụt phụ thuộc vào hiệu quả kinh tế của cây cao su đối với người trồng. Trong dài hạn, diện tích cao su hiện hữu dự kiến đáp ứng được nhu cầu.
Giữa bối cảnh thị trường toàn cầu mở rộng, tăng trưởng của ngành cao su thiên nhiên chắc chắn sẽ chịu tác động lớn từ tốc độ phát triển của ngành ô tô và nền kinh tế toàn cầu.
Ông A. Ajith Kumar – Nguyên Chủ tịch ANRPC: “Xu hướng giá thấp còn tiếp tục một thời gian nữa”
Quan hệ chặt chẽ giữa ngành cao su và tăng trưởng kinh tế tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi trong thời kỳ thịnh vượng nhưng cũng tạo ra khó khăn, thách thức trong thời kỳ suy thoái. Chu kỳ tăng trưởng kinh tế dẫn đến chu kỳ biến động giá cả hàng hóa, điều này cũng đúng đối với cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp và cao su tái chế.
Sự sụt giảm kéo dài của nhu cầu và giá cao su thiên nhiên thời gian qua, chủ yếu là do mất cân bằng cung cầu bắt nguồn từ các chu kỳ sản xuất điển hình của cây trồng lâu năm, sự suy yếu của các hoạt động công nghiệp trên toàn cầu và giá dầu tương đối thấp.
Tôi cho rằng, bức tranh ngành cao su năm 2018 vẫn chưa có nhiều “gam màu sáng”. Nhu cầu tiêu thụ có tăng nhưng không đáng kể, vẫn còn chậm so với nguồn cung. Bởi ngành cao su thiên nhiên phụ thuộc nhiều vào tình hình cung – cầu của thị trường và giá dầu mỏ. Vì vậy, xu hướng giá thấp còn tiếp tục tồn tại một thời gian nữa.
Bình Nguyên
Related posts:
- Phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành xây dựng dữ liệu thông tin về thị trường nông sản
- Khai mạc triển lãm Automechanika Tp.HCM 2018
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 11 tỷ USD
- Khánh thành Nhà máy chỉ sợi VRG SaDo công suất 6.000 tấn/năm
- Gỗ Thuận An quảng bá thương hiệu tại Hội chợ VIFA – EXPO năm 2017
- ANRPC kêu gọi EU xem xét sâu hơn về vai trò của ngành cao su thiên nhiên trong phát triển bền vững
- Trung Quốc tăng nhập khẩu hơn 81% cao su Việt Nam trong 4 tháng
- Chậm hoàn thuế giá trị giá tăng cao su thiên nhiên xuất khẩu và những vấn đề liên quan
- Hiệp hội Cao su VN sẽ chi 25 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp
- Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Phó TGĐ Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam: "Sự hỗ trợ của các đối tác trong ngà...