CSVNO – “Các đơn vị miền Đông Nam bộ thực hiện công tác tái canh năm 2017 rất tốt, có nhiều tiến bộ và vượt trội so với các năm trước, đảm bảo đúng thời vụ, tỷ lệ cây sống cao, đạt 99 – 100%” – Đó là nhận xét của ông Nguyễn Tiến Đức – Phó TGĐ VRG tại Hội thảo chuyên đề về công tác tái canh khu vực Đông Nam bộ năm 2017.
Năm 2017, toàn VRG trồng mới – tái canh 13.400 ha, chủ yếu là diện tích tái canh tại các đơn vị miền Đông Nam bộ với 8.764 ha. Năm 2017 lãnh đạo VRG đã chỉ đạo quyết liệt trong công tác tái canh trồng mới, yêu cầu các đơn vị phải đảm bảo thực hiện đúng tiến độ đề ra. Nhờ đó, năm nay công tác tái canh có nhiều tiến bộ, nổi bật, đặc biệt là các đơn vị Đồng Nai, Dầu Tiếng, Phú Riềng.
Ông Hà Văn Khương – Thành viên HĐTV, Phó Ban Quản lý kỹ thuật VRG cho biết: “Các đơn vị miền Đông Nam bộ tái canh đúng thời vụ, 97% diện tích tái canh hoàn thành vào cuối tháng 7, chỉ có một số diện tích nhỏ hoàn thành đầu tháng 8 do các yếu tố khách quan. Các đơn vị đã có công tác chuẩn bị và thực hiện tái canh rất tốt, đặc biệt là trong công tác quản lý giống và có nhiều phương pháp trồng khác nhau. Qua kiểm tra của Ban Quản lý kỹ thuật, tỷ lệ cây sống hầu hết đạt 100%. Tính đến tháng 10, vườn cây tái canh năm 2017 đạt bình quân 4,1 tầng lá, có nhiều đơn vị đạt cao hơn”.
Tại hội thảo, các đơn vị đã trao đổi kinh nghiệm trong công tác tái canh của đơn vị mình, đồng thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp để công tác tái canh năm 2018 đạt kết quả tốt hơn.
“Công tác tái canh năm 2017 đạt kết quả tốt là nhờ các đơn vị có kế hoạch dài hạn. Trước khi vào thời vụ, cơ sở thường tổ chức các hội nghị chuyên đề nhằm thảo luận, rút kinh nghiệm, qua đó đúc rút những cách làm hay, mô hình tốt nhất để tiếp tục áp dụng. Công tác thanh lý vườn cây là yếu tốt mấu chốt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tái canh. Vì vậy các đơn vị phải thực hiện tốt trong việc đấu thầu, đôn đốc các nhà thầu thực hiện theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị cây giống, theo dõi tiến độ thực hiện, trồng thảm phủ… đều được các đơn vị quan tâm thực hiện. Và tôi tin chắc rằng với nền tảng đã thực hiện trong năm 2017 thì qua năm 2018 các đơn vị sẽ tiếp tục cố gắng để công tác tái canh đạt kết quả bằng hoặc tốt hơn năm 2017” – ông Đức nhấn mạnh.
Minh Nhiên – An Khánh – Đào Phong
Related posts:
- Thuốc thay thế carbendazim trong phòng trị bệnh phấn trắng trên vườn cao su
- Tăng cường quản lý thu hoạch mủ mùa cạo năm 2020
- TCT Cao su Đồng Nai đảm bảo tái canh đúng tiến độ, chất lượng vườn cây sinh trưởng tốt
- Cao su Kon Tum: Tiết giảm chi phí nông nghiệp nhưng vẫn đạt hiệu quả cao
- Cạo 80 cây trong thời gian 16 phút
- “Hệ thống đánh đông tự động”: sáng kiến làm lợi đến 340 triệu đồng/năm
- SVR 10, 20 sẽ là chủng loại mủ chủ lực ở Campuchia
- Cơ giới hóa - yếu tố then chốt giúp tăng năng suất, chất lượng vườn cây
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng suất vườn cây
- Tạm ngưng khai thác trên toàn bộ diện tích vườn cao su kinh doanh đến hết ngày 15/4