CSVN – Chủ trương trồng xen trong vườn cây KTCB đã đem lại hiệu quả cao, được các đơn vị chủ động thực hiện với quy mô diện tích và chủng loại cây trồng đa dạng, phong phú giúp tiết giảm suất đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người lao động (NLĐ).
Tổng diện tích đạt 22.600 ha
Tổng diện tích trồng xen của các đơn vị đến nay đã đạt 22.600 ha, trong đó cây lâu năm là 5.800 ha, còn lại là các loại cây trồng ngắn ngày 16.800 ha. Dự kiến diện tích trồng xen năm 2017 là 13.000 ha, cây lâu năm là 1.176 ha. Cây trồng hàng năm chiếm chủ yếu 72%, cây trồng lâu năm chiếm 28%.
Từ chủ trương nâng cao hiệu quả sử dụng đất, các đơn vị đã chủ động linh hoạt thực hiện tại đơn vị mình. Những năm qua quy mô, diện tích và chủng loại cây trồng xen với các hình thức quản lý đa dạng, phong phú bước đầu góp phần giảm suất đầu tư (SĐT), nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thêm thu nhập cho NLĐ. Theo thống kê đối với diện tích cây lâu năm thì mỗi năm đem về doanh thu cho công ty khoảng 2,5 – 3,5 triệu đồng/ha, chưa kể thu nhập của người trồng.
Tại TCT CS Đồng Nai, đến nay diện tích trồng xen canh đạt 2.000 ha, chủ yếu là trồng mía trên diện tích 1.500 ha. Từ năm 2015 đến nay, TCT đã thu về 9,8 tỷ đồng từ việc liên kết với đối tác để trồng mía xen canh trên vườn cây. Còn Công ty CPCS Phước Hòa trồng xen canh 150 ha mía và chuyên canh 40 ha, chuối 50 ha… Trong thời gian tới Cao su Phước Hòa đang tập trung phát triển cây keo lai, dự kiến năm đầu tiên của vườn cây tái canh công ty sẽ trồng các loại cây ngắn ngày, năm thứ 2 sẽ trồng xen keo lai theo hướng Đông Tây để đảm bảo sự phát triển cho cao su.
Bổ sung quy trình quản lý vườn cây trồng xen
Ông Hà Văn Khương – TV HĐTV, Phó ban Quản lý Kỹ thuật VRG cho biết: “Theo đánh giá của Ban thì việc trồng xen canh cây lâu năm và cây hàng năm trên vườn cây cao su không có tác động xấu đến cao su. Đối với cây lâm nghiệp thì đến thời điểm này mới trồng được từ năm thứ 2 – 3 nên vẫn chưa đánh giá được. Riêng đối với các loại cây cần tưới nước như cà phê, chuối… thì cây cao su hưởng lợi từ các loại cây này. Qua tổng kết có một số mô hình xen canh lớn như cà phê 1.600 ha ở Chư Sê, Krông Buk, keo lai 2.300 ha Đông Nam bộ, Tây Nguyên… Trong thời gian tới, Ban tiếp tục tăng cường quản lý đối với vườn cây trồng xen, xử lý kịp thời những tồn tại về quản lý và kỹ thuật trên vườn cây trồng xen. Ban sẽ cập nhật, rà soát và bổ sung quy trình quản lý vườn cây trồng xen, dự kiến quý III năm nay sẽ ban hành”.
Với những hiệu quả việc trồng xen đem lại, Ban QLKT kiến nghị tiếp tục thực hiện, đối với cây lâu năm phải trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi về đất đai, con người, thị trường và đảm bảo mật độ cao su hơn 500 cây/ha. Đồng thời, VRG cần có quy hoạch vùng trọng tâm xen canh các loại cây lâm nghiệp, phát triển vùng nguyên liệu, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy gỗ của VRG, đẩy mạnh xen canh cây cao su lấy gỗ, tiếp tục cho phát triển các mô hình đa dạng hóa sản xuất trên vùng cao su như mía chuyên canh tại Phước Hòa, chuối tại Dầu Tiếng, keo lai Bình Thuận, Hòa Bình.
Ông Trần Ngọc Thuận – TGĐ VRG nhấn mạnh: “Trồng xen canh là một chủ trương đúng đắn. Các ban chuyên môn cần rà soát và tổng hợp lại các số liệu chi tiết, hiệu quả như thế nào và chủ trương này phải được thông báo đến các huyện, tỉnh nơi có các đơn vị thuộc VRG đứng chân để chính quyền cùng đồng hành, tuyên truyền với VRG về việc trồng xen”.
Lâm Khanh
Related posts:
- Công tác nông nghiệp: Nhiều chuyển biến tích cực
- Bàn tay vàng Cao su Mang Yang: Giải nhất công nhân đồng bào dân tộc
- Đoàn cán bộ VRG thăm, tặng quà chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa
- Cao su Yên Bái: Chăm sóc tốt vườn cây trồng mới
- Cần phát huy tiềm năng chế biến gỗ cao su tại Tây Nguyên
- Đảng ủy VRG thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, sản xuất kinh doanh
- Cao su Chư Sê đoạt giải nhất Hội thao Phòng cháy chữa cháy tỉnh Gia Lai
- Cao su Krông Buk Ratanakiri: Đ/c Trần Ngọc Lành giữ chức Bí thư Chi bộ
- Hiến kế giải pháp cho năm 2015
- 15 học viên Cao su Dầu Tiếng tham dự khóa đào tạo TWI