Nguồn gốc giống cao su do ông E. Rauol đưa vào Việt Nam

CSVN – Năm 1905, ông G.Vernet, người phụ tá của Bác  sĩ  Yersin, một  kỹ sư nông học Pháp được Dr Yersin  cử làm giám đốc trồng trọt của đồn điền Suối Dầu, thuộc Viện Pasteur Nha Trang từ năm 1902,  đã  đúc  kết những kinh nghiệm đầu tiên về trồng và khai thác cao su ở Suối Dầu (tỉnh Khánh Hòa).

>> Những cây cao su đầu tiên tại Thảo Cầm Viên – Sài Gòn

>> Nguồn gốc giống cao su do ông E. Rauol đưa vào Việt Nam (kỳ 1)

Dr Yersin - Giám đốc Viện Paseur Nha Trang.
Dr Yersin – Giám đốc Viện Paseur Nha Trang.

Tài liệu này được đăng trong Tập san Kinh tế Đông Dương (Bulletin e1conomique de l’Indochine) và xuất bản tại Paris với cái tên “L’ H.B – Sa culture et son exploitation dans le S.Annam” năm 1905. Tài liệu này được Dr Yersin đưa cho ông G.Capus xem  và phản biện. Phải nhìn nhận rằng ông G.Capus đã nghiên cứu một cách nghiêm túc tài liệu đúc kết của ông G.Vernet và viết những “lời kết luận” sâu sắc. Ông Capus đánh giá cao tinh thần và phương pháp khoa học của tác giả nhưng ông cũng phản bác những điểm không đồng ý với ông G.Vernet về khoa học và kinh tế.

Trong quyển sách của mình, có đoạn Vernet viết “Chỉ từ vài năm  trở lại đây thôi nước Pháp mới quan tâm đến việc trồng cây cao su trên các  thuộc địa của mình: năm 1977 những hạt cao su đầu tiên được gởi từ Batavia, nơi ông Raoul đang công tác, cho ông G.Capus, Tổng giám đốc Nông nghiệp Đông Dương. Hạt tươi (Graines fraiches) nên nảy mầm một cách mỹ mãn. Cây con được gửi cho Ông Yệm và Huế, một số cho  Dr Yersin, Giám đốc Viện Pasteur Nha Trang để trồng trong vườn thực nghiệm Suối Dầu”.

Đồn điền Suối Dầu, nơi ông Yersin trồng cây cao su.
Đồn điền Suối Dầu, nơi ông Yersin trồng cây cao su.

Ông Vernet viết tiếp: “Dr Yersin đặt mua cho năm sau một số hạt giống của Colombo về  ươm ngay tại Suối Dầu, mặc dù một tỷ lệ lớn hạt không nảy mầm và một số cây bị chết khi “ra ngôi”, số còn lại phát triển tốt…”.

Trong bản kết luận của mình, ông G.Capus không có ý kiến phản bác các luận điểm trên đây của Vernet… Cả Dr Yersin cũng vậy. Chúng tôi cho rằng cả G.Capus và Dr Yersin đã gián tiếp xác nhận nguồn gốc hạt giống cao su do  ông Raoul gửi về là từ Batavia, tức là từ vườn thực nghiệm Buitenzorg.

Những ý kiến của ông Capus (1900) của ông Haffner (1899), Vernet (1905), Morange (1910) cho phép xác định rằng giống cao  su đầu tiên đưa vào Việt Nam với khối lượng lớn vào năm 1897 là dưới dạng hạt chứ không phải  là cây cao su như Dr.  Noel Bernard đã viết  trong “Yersin – Pionnier – Savant – Explorateur”, hay như R.Bouvier trong quyển “Brillante et dramatique histoire de l’ Hevea” hay H.Mollaret trong quyển “Yersin ou le vainqueur de la peste”…

Trên đây chúng tôi bắt đầu đề cập đến các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng ông Raoul lấy hạt cao su từ Batavia. Trong số này ngoài Vernet, có thể kể ông Boccquet, chủ tịch Viện Cao su Đông Dương (IRCI) năm 1943, Le Bras (1958), đặc biệt là ông J.G Bouychou, thuộc Viện Cao su Pháp (IFC) và Viện Cao su Đông Dương (IRCI), năm 1956 đã làm một công trình nghiên cứu về nguồn gốc cây cao su ở Viễn Đông (L’ origine de   l’ H. d’ Extreme Orient).

Đề tài của ông Bouychou nhằm mục đích làm sáng tỏ luận điểm cho rằng các vườn cao su của Viễn Đông có một nguồn gốc di truyền rất hẹp. Nếu luận điểm này có căn cứ thì có vấn đề cần phải chú ý trong công tác lai tạo giống. Song song với vấn đề khoa học này, còn có vấn đề lịch sử về vai trò, vị trí của Ceylan trong việc phát triển cao su “Vườn” trong các nước Đông Nam Á. Đối với Việt Nam, tìm hiểu sâu về nguồn gốc các giống cao su đầu tiên vào Việt Nam, ngoài vấn đề khoa học, còn có vấn đề nghĩa tình. Theo ông Bouychou thì trong việc phát triển cao su ở Viễn Đông, có vai trò vô cùng to lớn của vườn Thực vật Singapore và của vườn cao su trong lãnh sự quán Anh ở Kuala Kangsar (bang Perak – Malaysia).

Người ta công nhận rằng chính 22 cây cao su mà vườn thực vật Singapore tiếp nhận ngày 11/6/ 1877 là xuất phát điểm của đại bộ phận cao su “Vườn” của vùng Viễn Đông. Chính ý kiến này đã được ông Ridley nêu ra năm 1905 khi ông làm giám đốc vườn thực vật Singapore: “Những cây cao  su  ở  Malaysia, Phi Châu, Seychelles, Borne1o, Sumatra, Java, Australia, Nouvelle Guinee, Polyesie, Hawai và  Nam  kỳ đều xuất phát từ vườn thực vật Singapore” (H.Nredley).

(xem tiếp kỳ sau)

T.S

 (Trích từ sách “100 năm cao su ở Việt Nam” của ông Đặng Văn  Vinh)