CSVN – Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh là đơn vị thường xuyên liên kết với Viện Nghiên cứu Cao su VN để thực hiện nghiên cứu và thí điểm các đề tài về giống, bảo vệ thực vật, chế độ cạo… trong đó đề tài Khảo nghiệm giống đạt hiệu quả tích cực.
Đến nay, hệ thống khảo nghiệm giống tại công ty có khoảng 32 giống mới triển khai ở các nông trường và được bố trí với nhiều quy mô khác nhau. Từ kết quả đề tài, công ty đã chọn được những giống mới có năng suất cao, sinh trưởng phát triển tốt để đưa vào sản xuất đại trà như giống RRIV 106, PB 255, RRIV 114… phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị.
Năm 2017, công ty tái canh 663 ha. Để công tác tái canh đạt hiệu quả cao, công ty đã có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng về giống, làm đất, nguồn lao động, phân bón… Bà Nguyễn Thị Hải Yến – Phó Phòng Kỹ thuật công ty cho biết: “Công ty đã tập trung mọi nguồn lực tốt nhất cho công tác TCTM. Lực lượng lao động được tập huấn trước khi trồng đã giúp cho công tác tái canh năm nay đạt kết quả tốt, tỷ lệ sống đạt 100%. Hầu hết diện tích tái canh năm nay các nông trường đều cho CNLĐ mượn đất trồng xen canh lúa, vừa giúp họ tăng thêm thu nhập, đồng thời giúp nông trường giảm bớt công chăm sóc vườn cây KTCB”.
Ngoài các giống chủ yếu trong Bảng I và một số giống Bảng II, năm nay công ty có kế hoạch trồng 250 ha xen canh giữa cây cao su lấy gỗ và cây cao su lấy mủ. Đến nay đã trồng được 200 ha, mật độ cây cao su chính (cao su lấy mủ) là 500 cây/ha, được thiết kế theo khoảng cách 10 x 2 m. Trên đường luồng 10m giữa 2 hàng cây cao su lấy mủ trồng xen 1 hàng cây cao su lấy gỗ, khoảng cách giữa 2 cây cao su lấy gỗ là 4m (mật độ 250 cây/ha).
Ngay trong năm đầu tiên TCTM, công ty đã triển khai cho các nông trường trồng xen thảm phủ họ đậu. Trong trường hợp vườn cây trồng trễ hoặc có xen canh, thảm phủ phát triển không đồng đều, công ty tiếp tục trồng bổ sung trong năm thứ 2 nhằm đảm bảo 100% diện tích KTCB có thảm phủ.
Từ thực tiễn những năm qua cho thấy những vườn cây có trồng xen thảm phủ họ đậu cây sinh trưởng phát triển tốt, vanh thân bình quân cao hơn so với những vườn cây không trồng thảm phủ, thời gian KTCB có thể rút ngắn từ 6 tháng – 1 năm, ngoài ra năng suất vườn cây cao và giữ ổn định lâu dài.
Lâm Khanh
Related posts:
- VRG sẽ ban hành suất đầu tư theo 4 khu vực
- Đến quý 2/2017 không sử dụng axit sunfuaric trong sơ chế cao su
- Cao su Đồng Nai chú trọng đào tạo cán bộ nông nghiệp
- Đa dạng hóa cây trồng trên quỹ đất cao trình 700m
- Giải pháp thu hoạch mủ trong điều kiện bất thuận
- Phòng trị bệnh trên cao su: Bệnh héo đen đầu lá
- Giải pháp truy xuất nguồn gốc để đáp ứng yêu cầu EUDR
- Bệnh Pestalotiopsis bùng phát tại Thái Lan
- Sáng kiến hữu ích trong thiết kế bảng cạo
- “Nông nghiệp tái tạo” - biện pháp khôi phục và duy trì sức khỏe của đất, góp phần giảm thiểu biến đổ...