CSVN – Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, đến nay các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum) không còn mở rộng diện tích cây cao su mà chỉ chú trọng đầu tư chăm sóc, thâm canh tăng năng suất, sản lượng mủ cao su để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo thống kê, các tỉnh Tây Nguyên hiện có tổng diện tích cao su trên 251.348 ha, trong đó có 139.115 ha cao su đã đưa vào kinh doanh khai thác mủ; đồng thời có 220 dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt và đất lâm nghiệp sang trồng 73.131 ha cao su.
Từ năm 2016 trở lại đây, các tỉnh Tây Nguyên thực hiện nghiêm việc đóng cửa rừng, không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác cũng như không chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp dài ngày nói chung, cây cao su nói riêng.
T.N

Related posts:
Sàn giao dịch cao su giúp nâng cao vị thế, cạnh tranh trên thị trường
Đảng bộ VRG: Nghiêm túc thực hiện quy định của các cấp về công tác quản lý cán bộ, quản trị doanh ng...
VRG tích cực hỗ trợ tỉnh Bình Phước phát triển toàn diện
Chi bộ Cao su Hà Giang phấn đấu đến 2020 nâng cấp thành Đảng bộ
Cao su Hòa Bình hoàn hành kế hoạch trước 16 ngày
Cao su Dầu Tiếng: An ninh trật tự vườn cây duy trì tốt
Nông trường Trần Văn Lưu thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/người/tháng
Cao su Đồng Nai ký quy chế phối hợp với Sở Công Thương
Hai sáng kiến thiết thực ở Nông trường Lai Uyên
Cao su Sa Thầy: Lương bình quân trên 7,2 triệu đồng/người/tháng