CSVN – Người Mông có mặt ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Mông, cây khèn chiếm vị trí rất quan trọng. Khèn được coi như người bạn với những âm điệu rủ rỉ, tha thiết như thấu hiểu lòng người Mông. Người Mông có cả một câu chuyện dài về nguồn gốc cây khèn và có đến hàng chục giai điệu khèn để thể hiện trong các sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội của dân tộc mình. Lên các phiên chợ vùng cao phía Bắc, đặc biệt là vào mùa Xuân, ta dễ dàng bắt gặp người Mông mang theo cây khèn. Những chàng trai, cô gái sẵn sàng hòa vào điệu khèn, còn những người già thường thủ thỉ tiếng khèn bên bàn rượu. Khèn Mông xuống chợ, giúp cho những phiên chợ, những ngày hội Xuân thêm phần đầm ấm, ngọt ngào.




Huy Toán (thực hiện)
Related posts:
Cúp bóng chuyền nữ Ia H’Drai lần thứ nhất đã về với Cao su Sa Thầy
Người lưu giữ những khoảnh khắc lịch sử của Cao su Chư Prông
Cao su Bà Rịa tuyên dương 176 em học sinh là con ngoan trò giỏi
Công nhân cao su kiêm "ca sỹ kẹo kéo"
Ấm áp nghĩa tình trong khu cách ly Cao su Hoàng Anh Mang Yang - K
Công đoàn Cao su Chư Sê: Tổ chức nhiều hoạt động vui Trung thu
Cây cao su ở Việt Nam dưới góc nhìn Lịch sử - Sinh thái (1897 - 1975)
Thiêng liêng - Tượng đài Chi bộ Phú Riềng Đỏ
Hành trình về phía mặt trời
Độc đáo trang phục của người Dao Tiền ở Sơn La