CSVN – Người Mông có mặt ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Mông, cây khèn chiếm vị trí rất quan trọng. Khèn được coi như người bạn với những âm điệu rủ rỉ, tha thiết như thấu hiểu lòng người Mông. Người Mông có cả một câu chuyện dài về nguồn gốc cây khèn và có đến hàng chục giai điệu khèn để thể hiện trong các sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội của dân tộc mình. Lên các phiên chợ vùng cao phía Bắc, đặc biệt là vào mùa Xuân, ta dễ dàng bắt gặp người Mông mang theo cây khèn. Những chàng trai, cô gái sẵn sàng hòa vào điệu khèn, còn những người già thường thủ thỉ tiếng khèn bên bàn rượu. Khèn Mông xuống chợ, giúp cho những phiên chợ, những ngày hội Xuân thêm phần đầm ấm, ngọt ngào.
Huy Toán (thực hiện)
Related posts:
- Nông trường Minh Hòa (Cao su Dầu Tiếng) phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
- Sản phẩm báo chí media ở Tạp chí Cao su Việt Nam: Đi lên từ nội lực
- 11 chương trình biểu diễn tại Hội thi Tiếng hát CN Cao su KV III
- Nông trường Minh Hòa đạt giải nhất Hội thi “Tiếng hát Công nhân Cao su Dầu Tiếng"
- Tự hào đội văn nghệ cao su Đồng Nai
- Nguồn gốc giống cao su do ông E. Rauol đưa vào Việt Nam
- 35 tiết mục tham gia Hội diễn "Tiếng hát công nhân cao su" khu vực I
- Đừng trì hoãn vaccine phòng dịch
- Kết quả Cuộc thi ảnh báo chí nghệ thuật “Ánh sáng từ dòng vàng trắng” lần VI năm 2024
- Tự hào cao su Việt Nam!