2 sự kiện đáng chú ý của ngành cao su cách đây 40 năm

Ra đời khẩu hiệu của phong trào thi đua giành 3 điểm cao
Tái hiện lịch sử đấu tranh của công nhân cao su. Ảnh: Tùng Châu.
Tái hiện lịch sử đấu tranh của công nhân cao su. Ảnh: Tùng Châu.

Năm 1977, vốn đầu tư cho ngành cao su vẫn còn rất hạn chế. Bước vào việc thực hiện kế hoạch khai hoang trồng mới, toàn ngành gặp nhiều khó khăn về vốn, máy móc và nhiên liệu. Thế nhưng với tinh thần tự lực cánh sinh, với ý thức làm chủ tập thể, công nhân trong toàn ngành đã ra sức phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm.

Điều đó đã thể hiện sức chịu đựng bền bỉ, ý chí kiên cường, lòng quyết tâm cao độ và khả năng sáng tạo của công nhân. Trong năm, tất cả các đơn vị đều liên tục phát động những đợt thi đua giành 3 điểm cao là: “Năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều”. Các phong trào phát huy sáng kiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất đã góp phần khắc phục khó khăn trong các khâu chế biến, cơ điện, xây dựng cơ bản,… được đông đảo công nhân tham gia hưởng ứng.

Tổng cục Cao su đổi thành Tổng Công ty Cao su

Năm 1977, Chính phủ quyết định chuyển Tổng cục Cao su thành Tổng công ty Cao su trực thuộc Bộ Nông nghiệp và được giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và quản lý tất cả các vườn cao su ở 5 tỉnh phía Nam và các nông trường ở phía Bắc.

Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 2 khóa IV đề ra 3 mục tiêu, trong đó ngành cao su thực hiện chủ yếu 2 mục tiêu, đó là: Phải làm ra thật nhiều mủ để có hàng hóa xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này cung cách hoạt động vẫn theo kiểu Tổng cục. Do đó đến tháng 3 năm 1980, Hội đồng Chính phủ quyết định chuyển thành Tổng cục Cao su trực thuộc Bộ Nông nghiệp, quản lý ngành cao su trong phạm vi cả nước.

T.P (giới thiệu)