CSVN – Sau thời gian triển khai và tổ chức thực hiện, ngày 25/10, nhân kỷ niệm 87 năm truyền thống ngành cao su VN (28/10/1929-28/10/2016), VRG tổ chức khánh thành Phòng truyền thống Ngành Cao su VN tại tầng 12, tòa nhà làm việc của VRG (177 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, TP.HCM).
Sự cần thiết phải có phòng truyền thống ngành cao su VN
Phòng truyền thống ngành cao su VN là nơi trưng bày, giới thiệu tài liệu, hình ảnh, hiện vật về truyền thống, trang sử vẻ vang, hào hùng và những đóng góp của đội ngũ CN cao su VN nhằm giáo dục truyền thống và phục vụ công tác đối ngoại.
Theo TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận, việc thiết lập phòng truyền thống là hết sức cần thiết. Đây là nơi trưng bày lịch sử ngành cao su VN và là nơi lưu giữ, giới thiệu hình ảnh, hiện vật về truyền thống vẻ vang, hào hùng và những đóng góp của đội ngũ CN cao su VN. Đây còn là sự khởi đầu cho công tác sưu tầm, tập hợp tư liệu, hình ảnh, hiện vật chuẩn bị cho quá trình xây dựng Bảo tàng cao su VN sau này.
Trong khi đó, Chủ tịch HĐTV VRG Võ Sỹ Lực, Chủ tịch CĐ Cao su VN Phan Mạnh Hùng đều nhất trí cho rằng, phòng truyền thống phải có sự bao quát về lịch sử và truyền thống hình thành, phát triển của ngành cao su qua các thời kỳ. Việc trưng bày các tư liệu, tài liệu, hiện vật phải đảm bảo cô đọng, súc tích, có điểm nhấn, nêu bật được những sự kiện và thành tựu ở mỗi phân kỳ lịch sử.
Như một bảo tàng thu nhỏ
“Trái tim” của Phòng truyền thống ngành cao su VN là sa bàn hình tròn, cách điệu thân cây cao su, có đường kính 3m, chiều cao: 0,7m. Đây là phương tiện trực quan nhằm giới thiệu tổng quát những điểm nổi bật về lịch sử cao su VN nói chung và VRG nói riêng, đặt trong mối quan hệ không gian đất nước. Cùng với hình ảnh, hiện vật và các thông tin khác, sa bàn giúp khách tham quan nhận diện những đóng góp của ngành cao su trải dài trên không gian đất nước.
Phòng trưng bày theo dòng lịch sử có 5 chủ đề: Giới thiệu cây cao su VN thời kỳ khởi đầu 1897 đến 1928; Giới thiệu phong trào CN cao su với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà, thời kỳ 1929 đến ngày 30/4/1975; Giới thiệu những năm tháng phục hồi và mở rộng sản xuất đầy khó khăn gian khổ 10 năm sau ngày đất nước thống nhất, từ 1975 đến 1985; Ngành cao su thực hiện công cuộc đổi mới, cùng đất nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ năm 1986 đến năm 2005; Quá trình thành lập, hội nhập và phát triển của VRG từ năm 2006 đến nay.
Phòng truyền thống còn trưng bày Bảng vàng truyền thống ngành cao su VN với những thành tích, thành tựu qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Cùng với đó là chân dung các thế hệ lãnh đạo qua các thời kỳ đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành cao su VN.
Tại phòng truyền thống còn trưng bày, giới thiệu một số hiện vật, hình ảnh, tư liệu, tài liệu liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của ngành cao su VN; quá trình đấu tranh cách mạng của giai cấp CN Cao su VN…
Theo Tiến sĩ Đinh Văn Hạnh – Phó Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia VN tại TP.HCM, đơn vị tư vấn-thực hiện, do diện tích trưng bày có hạn nên ưu tiên trưng bày hiện vật, hình ảnh tiêu biểu, có giá trị đại diện cho mỗi thời kỳ lịch sử
Phòng trưng bày phải bảo đảm tính khoa học, đúng nguyên tắc Bảo tàng học, có giá trị như một bảo tàng thu nhỏ và mang tính mở để bổ sung, thay thế hiện vật và ý tưởng trưng bày, các nội dung chủ đề đáp ứng được nhu cầu khi mở rộng, phát triển thành bảo tàng.
N.P. Ảnh: Tùng Châu
Related posts:
- Sẵn sàng cho Hội thao Khu vực I – Lai Châu
- VRG thăm và làm việc với Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Nâng cao hơn nữa vai trò công tác tham mưu
- Cao su Chư Mom Ray đối thoại với người lao động trong Lễ phát động Tháng công nhân
- Khai mạc kỳ họp Hội đồng ANRPC lần thứ 40
- VRG chia sẻ kinh nghiệm về phát triển bền vững tại hội thảo của PEFC
- Cựu chiến binh Cao su Phú Riềng dẫn đầu phong trào thi đua
- VRG linh hoạt vượt khó để hoàn thành kế hoạch năm 2023
- Cao su Chư Mom Ray khen thưởng đoàn thợ giỏi dự thi Bàn tay vàng 2022
- Nông trường 3 đạt giải nhất hội thi Bàn tay vàng Cao su Chư Sê Kampong Thom