Khai thác cao su tại Lai Châu: Thành quả đầu tiên

CSVNO – 7h sáng nay 17/10, tại vườn cây Nông trường Lùng Thàng, Công ty CPCS Lai Châu, ( xã Lùng Thàng, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), VRG phối hợp với tỉnh Lai Châu tổ chức lễ khai thác cao su.

7h: Các đại biểu đã tề tựu đông đủ chuẩn bị cho lễ khai thác.

Lễ tân đón tiếp khách
Lễ tân đón tiếp khách
Công nhân đọc báo tại buổi lễ
Công nhân đọc báo tại buổi lễ
Đại biểu dự lễ
Đại biểu công nhân dự lễ

8h: Đồng chí Nguyễn Văn Bình – UV Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc đến dự lễ.

Ông Nguyễn Văn Bình - Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc đến dự lễ
Đ/c Nguyễn Văn Bình – Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc đến dự lễ
Đ/c Nguyễn Văn Bình thực hiện nghi thức chăm sóc cây cao su.
Đ/c Nguyễn Văn Bình thực hiện nghi thức chăm sóc cây cao su.
Đại biểu quan khách tham quan vườn cây cao su
Đại biểu quan khách tham quan vườn cây cao su

8h30: Mở đầu là chương trình biễu diễn văn nghệ do Đoàn Thanh niên VRG thực hiện

Các đại biểu đến dự lễ
Các đại biểu đến dự lễ
Bà con đồng bào dân tộc đến dự khán buổi lễ.
Bà con đồng bào dân tộc đến dự khán buổi lễ.

8h58: Buổi lễ chính thức bắt đầu

[stextbox id=”stb_style_259398″]

Đến tham dự buổi lễ có đ/c Nguyễn Văn Bình – Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc, đ/c Trương Vĩnh Trọng – Nguyên UV Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc, đ/c Nguyễn Cảnh Việt – Phó ban chỉ đạo Tây Bắc, đ/c Trần Thanh Khê – Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy khối Doanh nghiệp TW,  đ/c Nguyễn Văn Đức – Cục phó Cục trồng trọt, lãnh đạo các tỉnh miền núi phía Bắc, các đơn vị kết nghĩa với Tập đoàn, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Lai Châu, cùng 100 công nhân ưu tú đại diện cho 1.000 công nhân Công ty CPCS Lai Châu.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng gửi lẵng hoa chúc mừng.

[/stextbox]

9h06: Ông Hứa Ngọc Hiệp – Phó TGĐ VRG đọc báo cáo tóm tắt quá trình phát triển cao su trên miền núi phía Bắc.

Ông Hứa Ngọc Hiệp - Phó TGĐ VRG đọc báo cáo.
Ông Hứa Ngọc Hiệp – Phó TGĐ VRG đọc báo cáo.

Tính đến ngày 31/6/2016, 9 công ty cao su trực thuộc VRG tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã trồng, chăm sóc kiến thiết cơ bản 28.622 ha (Tây Bắc 23.149 ha), (Đông Bắc 5.472 ha) với tổng số vốn đầu tư trên 4.000 tỷ đồng.

Trong 28.622 ha cao su kiến thiết cơ bản, Công ty CPCS Lai Châu chiếm diện tích lớn nhất với 6.958,75 ha, tiếp đến lần lượt là: Lai Châu 2 (4.585 ha), Điện Biên (3.193 ha), Sơn La (3.177 ha), Yên Bái (2.267 ha), Hà Giang (1.514 ha), Dầu Tiếng-Lào Cai (1.497 ha), Dầu Tiếng-Lai Châu (1.220 ha), Mường Nhé-Điện Biên (934)…

Đến nay, đã có 4 công ty cao su đưa một số diện tích cao su vào khai thác, gồm: Công ty CP Cao su Sơn La (150 ha), Công ty CP Cao su  Lai Châu (71 ha), Công ty CP Cao su Điện Biên (42,5 ha), Hà Giang (1 ha). Qua đánh giá ban đầu, vườn cây khai thác cho mủ khá tốt, năng suất đạt khoảng 0,6 tấn/ha trong năm khai thác đầu tiên và sẽ tăng lên trong các năm khai thác tiếp theo, chất lượng mủ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

Như vậy, đã có cơ sở để khẳng định: Đến hiện nay, cây cao su đã sinh trưởng được ở miền núi phía Bắc và chính thức cho mủ. Do đây chỉ mới là thời điểm mở cạo, năng suất vườn cây còn thấp, chưa có nhà máy chế biến thành phẩm, thị trường tiêu thụ đang không thuận lợi… nên bước đầu có thể đánh giá về những diện tích khai thác này đạt yêu cầu. Ngoài ra, cao su là cây công nghiệp dài ngày nên hiệu quả kinh tế phải tính trên cả chu kỳ và xem xét hiệu quả tổng hợp.

Đến nay, 9 công ty cao su trực thuộc VRG tại miền núi phía Bắc đã giải quyết việc làm cho hơn 20.000 lao động, hầu hết là đồng bào dân tộc tại chỗ. Tham gia góp đất và vào làm công nhân cao su đã từng bước giúp đồng bào thay đổi tập quán du canh du cư, chuyển từ phương thức canh tác thô sơ lạc hậu qua tác phong công nhân.

Dù đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản nhưng các công ty đã nỗ lực đảm bảo thu nhập ổn định cho công nhân lao động với mức bình quân gần 3 triệu đồng/người/tháng. Ngoài thu nhập tiền lương, đồng bào còn được các công ty hỗ trợ trồng xen canh trên đất cao su; hỗ trợ tiền vốn để phát triển kinh tế gia đình, cải thiện thu nhập. Cùng với đó, các công ty đã thực hiện tốt chế độ chính sách cho công nhân lao động, như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trang cấp đầy đủ bảo hộ lao động…

9h25: Anh Vàng Văn Bô – Công nhân Công ty CPCS Lai Châu phát biểu

Công nhân Vàng Văn Bô phát biểu.
Công nhân Vàng Văn Bô phát biểu.

“Bản thân xin vào làm công nhân từ khi cây cao su được thành lập, rất xúc động với những giọt nước mắt hạnh phúc khi cây cao su được đưa vào khai thác. Thu nhập mỗi tháng trên 3 triệu đồng, thay mặt người lao động và nhân dân địa phương, tôi xin cảm ơn sự quan tâm các cấp lãnh đạo đối với dự án cao su. Tôi xin hứa sẽ cố gắng làm việc tốt, bảo vệ sản phẩm để có thu nhập ổn định, đóng góp vào sự phát triển của cây cao su trên địa phương”, anh Bô phát biểu.

9h30: Đ/c Đỗ Ngọc An –  Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu phát biểu về những đóng góp của cây cao su trên địa bàn tỉnh.

Ông Đỗ Văn An - Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu phát biểu.
Đ/c Đỗ Ngọc An – Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu phát biểu.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Lai Châu, đ/c Đỗ Ngọc An,  cho rằng, lần đầu tiên trong lịch sử dòng “vàng trắng” được khơi nguồn từ mảnh đất Lai Châu. Cùng với các tỉnh phía Tây Bắc của tổ quốc, Lai Châu là tỉnh có nhiều tiềm năng về nông nghiệp, với diện tích tự nhiên lớn, dân cư ít và sống phân tán, điều kiện khí hậu tự nhiên ôn hoà, đất đai màu mỡ rất phù hợp cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy mô tập trung hàng hoá; việc phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói riêng và các tỉnh trong khu vực nói chung còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đó là “tri ân” những cống hiến, đóng góp của đồng bào các dân tộc Tây Bắc trong công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước; góp phần ổn định đời sống của các hộ dân tái định cư các công trình thuỷ điện trên địa bàn; đảm bảo anh ninh Quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

9h43: Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã biểu dương và khen ngợi những cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Lai Châu và Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam trong 9 năm vừa qua để cây cao su phát triển tốt tại Lai Châu.

Đ/c Nguyễn Văn Bình phát biểu.
Đ/c Nguyễn Văn Bình phát biểu.

Đồng chí Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh việc phát triển cây cao su tại một số vùng có điều kiện của Tây Bắc là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, kỳ vọng sẽ đem lại những chuyển biến tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái, xây dựng nông thôn mới… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh của các tỉnh Tây Bắc.

Những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế – xã hội nói chung và thực hiện Chương trình phát triển cao su của tỉnh Lai Châu là rất phấn khởi và tự hào. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ Khai thác mủ cao su tại Nông trường Lùng Thàng thuộc Công ty Cổ phần Cao su Lai Châu là sự kiện đánh dấu chặng đường Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam triển khai dự án phát triển cao su tại các tỉnh Miền núi phía Bắc nói chung và là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng đối với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu.

Để tạo điều kiện cho cây cao su phát triển bền vững trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc nói chung và cho Lai Châu nói riêng, đồng chí Nguyễn Văn Bình đề nghị trong thời gian tới các ban, bộ, ngành Trung ương, tỉnh Lai Châu và Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam cần lưu ý những nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, Ban cán sự đảng các bộ, ngành trung ương có liên quan cần xem xét, chỉ đạo giải quyết một số chính sách ưu đãi, đặc thù đối với Chương trình phát triển cây cao su của tỉnh Lai Châu theo Kết luận số 70-KL ngày 10-9-2014 của Ban Bí thư.

Hai là, Ban Cán sự đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tỉnh ủy Lai Châu, Tập đoàn công nghiệp cao sư Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Ban Kinh tế Trung ương trong triển khai Đề án “Chủ trương, chính sách về đẩy mạnh tích tụ tập trung ruộng đất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn” trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư vào Quý IV năm 2017. Sớm nghiên cứu, đề xuất “cơ chế khuyến khích phát triển các vùng sản xuất quy mô lớn với hình thức đa dạng, phù hợp với quy hoạch và điều kiện của từng vùng, đặc điểm của từng sản phẩm” theo như nhiệm vụ đã nêu trong Văn kiện Đại hội Đảng Khóa XII.

Quang cảnh buổi lễ.
Quang cảnh buổi lễ.

Ba là, các ban, bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương cần quan tâm hỗ trợ và giới thiệu các nhà đầu tư có tiềm lực để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về phát triển nông, lâm nghiệp, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại các tỉnh Tây Bắc nói chung và Lai Châu nói riêng.

Bốn là, Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phối hợp với tỉnh Lai Châu chỉ đạo thực hiện tập trung nguồn lực, ưu tiên phát triển hạ tầng thiết yếu vùng cao su, nhất là hệ thống đường giao thông vùng cao su, điện, nước, y tế… Các công ty thành viên của Tập đoàn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đề ra các biện pháp hợp lý để quản lý vườn cây cao su trong thời kỳ kiến thiết; áp dụng kỹ thuật chăm sóc, chế độ cạo mủ theo hướng giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.

Năm là, để đảm bảo quyền lợi lâu dài của người dân tham gia góp đất và của doanh nghiệp, đề nghị tỉnh Lai Châu và Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam tuyên truyền vận động người dân ký hợp đồng hợp tác với các công ty thành viên của Tập đoàn, việc ký kết hợp đồng góp đất phải được thực hiện trước khi đưa vườn cây cao su vào khai thác. Đối với diện tích đất không phù hợp trồng cây cao su trong vùng dự án, cần nghiên cứu chuyển đổi mục đích sang trồng các loại cây khác như trồng rừng kinh tế, trồng chuối… để tăng hiệu quả sử dụng đất, tránh lãng phí tài nguyên đất.

Sáu là, Tỉnh Lai Châu và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cần phối hợp đồng bộ hơn nữa trong công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của địa phương và vận động cán bộ, công nhân viên, người lao động và Nhân dân trong vùng chấp hành tốt các quy định của Nhà nước, phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng doanh nghiệp và địa phương ngày càng phát triển. Tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước trong tầng lớp nhân dân, công nhân viên, người lao động, trọng tâm là phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, chương trình an sinh xã hội, để góp phần ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động và đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng tái định cư các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

9h57: Đ/c trần Ngọc Thuận – Bí thư Đảng ủy – TGĐ VRG phát biểu đáp từ.

TGĐ Trần Ngọc Thuận phát biểu.
TGĐ Trần Ngọc Thuận phát biểu.

Đ/c Thuận phát biểu: “Ngày 17/10/2016 trở thành một cột mốc quan trọng khi Tập đoàn CN Cao su VN (VRG) chính thức làm lễ khai thác mủ cao su tại NT Lùng Thàng (Công ty CPCS Lai Châu), đánh dấu chặng thời gian 8 năm VRG triển khai dự án phát triển cao su tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Sự kiện này không chỉ có ý nghĩa đối với VRG và chính quyền địa phương mà còn làm thỏa lòng mong đợi lâu nay của đồng bào dân tộc tham gia góp đất trồng cao su”.

“Khi thực hiện dự án tại khu vực ngoài truyền thống trồng cao su, VRG cũng đã thấy trước những khó khăn, nhưng nhằm mong muốn tri ân những công lao đóng góp của thế hệ cán bộ và nhân dân đã đóng góp cho cách mạng và chung tay cùng với địa phương, với Chính phủ chăm lo đời sống đồng bào miền núi phía Bắc”, ông Thuận cho biết”.

Sau khi đưa vào khai thác một số diện tích cao su trong năm 2016, sang năm 2017 và các năm tiếp theo, các công ty cao su sẽ tiếp tục đưa thêm các diện tích đảm bảo đạt yếu tố kỹ thuật vào khai thác. Cùng với việc mở rộng diện tích khai thác, năng suất và sản lượng mủ cũng sẽ tăng lên. Từ tình hình đó, năm 2017, VRG sẽ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mủ, trước tiên tại Lai Châu và Sơn La. Trong đó, xác định sẽ ưu tiên chế biến chủng loại mủ SVR 10, SVR 20.

Khi sản lượng khai thác tăng và có sản phẩm bán ra thị trường, có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, các công ty sẽ có điều kiện tốt hơn để chăm lo, nâng cao đời sống cho công nhân lao động và đóng góp ngân sách cho địa phương.

Để chuẩn bị cho việc khai thác mủ, thời gian vừa qua các công ty đã tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ thuật cho công nhân khai thác và sắp tới là công nhân chế biến.

10h05: Đ/c Trương Vĩnh Trọng – Nguyên UV Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc, phát biểu.

c Trương Vĩnh Trọng - Nguyên UV Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc, phát biểu.
Đ/c Trương Vĩnh Trọng – Nguyên UV Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc, phát biểu.

Đ/c Trương Vĩnh Trọng điểm lại những dấu ấn trong việc phát triển cao su tại các tỉnh miền núi phía Bắc thời gian qua. “Việc trồng cây cao su là vì đồng bào các dân tộc, vì mục đích đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng”, đ/c Trương Vĩnh Trọng nhấn mạnh.

10h25: Thực hiện nghi thức khai thác mủ cao su

Đại biểu khách mời cắt băng khai thác mủ cao su.
Đại biểu khách mời cắt băng khai thác mủ cao su.
Đ/c Nguyễn Văn Bình - UV Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế TW, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc, thao tác cạo mủ cao su.
Đ/c Nguyễn Văn Bình – UV Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế TW, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc, thao tác cạo mủ cao su.
Đ/c Nguyễn Văn Bình trò chuyện cùng công nhân.
Đ/c Nguyễn Văn Bình trò chuyện cùng công nhân.
Công nhân Cao su Lai Châu khai thác mủ.
Công nhân Cao su Lai Châu khai thác mủ.
Đại biểu chụp ảnh lưu niệm trên vườn cây.
Đại biểu chụp ảnh lưu niệm trên vườn cây.

 

Nhóm PV