CSVN – Hiện nay thời tiết khu vực Tây Nguyên mưa liên tục kéo dài là điều kiện thuận lợi cho bệnh rụng lá mùa mưa phát sinh và gây hại trên vườn cây cao su kinh doanh.
>> Phòng trị bệnh trên cao su: Bệnh rụng lá mùa mưa
Chủ yếu tại các công ty phía Bắc Tây Nguyên
Theo báo cáo của một số đơn vị trên địa bàn thì bệnh rụng lá mùa mưa lan rộng ở phía Tây Bắc của Tây Nguyên gồm các Công ty Chư Sê, Chư Prông, Chư Păh và Kon Tum. Trong đó, theo số liệu báo cáo của các đơn vị về Ban Quản lý Kỹ thuật VRG thì Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum là đơn vị có diện tích nhiễm bệnh nhiều nhất với tổng diện tích 4.587 ha, trong đó bị bệnh cấp 5 chỉ 76,3 ha, chủ yếu vườn cây bị nhẹ ở cấp 1 – 2 trên 3.319 ha.
Tiếp đến là Công ty Chư Prông tổng diện tích bị nhiễm 3.025 ha, cấp độ 5 đến 564 ha, cấp 4 là 309 ha, cấp 3 hơn 951 ha… 2.000 ha cao su bị nhiễm bệnh của Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh tập trung tại 4 nông trường là Ia Pếch 959 ha, Ia Phú 293 ha, Hòa Phú 549 ha và Ia Nhin khoảng 200 ha. Trong đó Phòng Kỹ thuật Công ty phân ra 2 cấp, diện tích bị nặng ở cấp 4 là 914,6 ha và vườn cây bị nhiễm ở mức độ 2 là 1.086 ha.
Càng về phía nam của Tây Nguyên vườn cây khai thác của các công ty ít bị nhiễm bệnh rụng lá mùa mưa hơn. Tại Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê, diện tích bị nhiễm không đáng kể, toàn công ty chỉ bị khoảng 200 ha ở mức 2 – 3, chủ yếu là ở các nông trường gần với diện tích của Công ty Chư Prông. Trong khi đó, theo Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty TNHH MTV Cao su Ea H’leo Trần Thị Thanh Mai thì hiện vườn cây của công ty chưa bị bệnh. Được biết, thời tiết phía bắc của Tây Nguyên mưa nhiều nên khả năng bệnh sẽ còn phát triển và lan rộng sang một số diện tích chưa bị bệnh.
[stextbox id=”stb_style_259398″]Trước tình hình này, Ban Quản lý Kỹ thuật VRG đã có văn bản số 2849/CSVN – QLKT, ngày 16/9/2016 yêu cầu các đơn vị theo dõi và có báo cáo thường xuyên về Ban QLKT, khôngphun thuốc trị bệnh khi vườn cây đã nhiễm bệnh, gia cố máng chắn mưa để ngăn mầm bệnh theo nước mưa lan xuống mặt cạo gây loét mặt cạo.[/stextbox]
Theo dõi sát tình hình thời tiết
Trong văn bản của Phòng Kỹ thuật Công ty Chư Păh gửi VRG nêu hiện công ty “chưa tìm ra biện pháp ngăn chặn bệnh hiệu quả”. Còn Phòng Kỹ thuật Công ty Kon Tum đưa ra biện pháp: “Những diện tích bị bệnh rụng lá mùa mưa thì công ty cho ngưng cạo cục bộ hoặc giãn chế độ cạo, đồng thời bôi phòng mặt cạo thường xuyên để tránh tình trạng nấm bệnh gây loét sọc và thối mốc miệng cạo”.
Theo Phó TGĐ Công ty Kon Tum Ngô Văn Mân, hiện công ty đang chỉ đạo các đơn vị theo dõi sát đặc điểm tình hình thời tiết và diễn biến của bệnh, nếu thời tiết không thuận lợi, bệnh bùng phát và lây lan mạnh có thể ngưng cạo cục bộ trên vườn cây. Năm nay khu vực Tây Nguyên tiếp tục gặp phải khó khăn do thời tiết, khi đầu năm thì nắng hạn, do hiện tượng El Nino làm công tác khai thác mủ phải chậm lại, hiện mưa nhiều cũng gây bệnh rụng lá lan rộng. Tính đến giữa tháng 9/2016 các công ty đều khai thác được trên 50% kế hoạch của năm, trong đó 2 công ty đang dẫn đầu về tỷ lệ là Công ty Kon Tum với 66,8%, Krông Búk khoảng 63%.
Văn Vĩnh
Related posts:
- Xây trạm cán vắt tại vườn nhằm sản xuất SVR 10, 20 chất lượng, hiệu quả
- Một số tồn tại trong công tác trị bệnh nấm hồng trên vườn cây cao su (kỳ 2)
- Phòng trị bệnh trên cao su: Bệnh héo đen đầu lá
- Cải tiến phễu phân phối mủ cốm trên dây chuyền mủ nước
- Mô hình thị trường carbon của Trung Quốc có thể định hướng cho các nền kinh tế mới nổi
- Tái canh, trồng mới: Không chạy theo diện tích
- Trồng keo gỗ lớn: 'Cái khó bó cái khôn'!
- Cần giải pháp khả thi nâng cao năng suất, sản lượng vườn cây Cao su Chư Păh
- VRG thực hiện phát triển 20.000 ha rừng
- “Nông nghiệp tái tạo” - biện pháp khôi phục và duy trì sức khỏe của đất, góp phần giảm thiểu biến đổ...