CSVN – Đây là vấn đề được đưa ra thảo luận tại kỳ họp lần thứ 2, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa IX.
Theo ông Nguyễn Văn Tỉnh – Chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức, diện tích cao su tiểu điền của huyện là 3.000 ha, trong đó có khoảng hơn 1.000 ha đã thu hoạch nhưng giá mủ cao su quá thấp khiến người trồng gặp nhiều khó khăn. Hiện bà con rất băn khoăn, không biết phá cao su để trồng cây khác hay giữ lại chờ giá mủ cao su được phục hồi. Người dân mong muốn được Nhà nước hỗ trợ để vượt qua giai đoạn khó khăn này, giữ vững diện tích cây cao su đã trồng.
Tại các buổi thảo luận, một số đại biểu cho rằng, các ngành chức năng cần nghiên cứu xây dựng các mô hình sản xuất dưới tán cây cao su nhằm giúp người trồng cao su tiểu điền bám trụ được. Việc trồng cây cao su phát triển đến nay không phải là chuyện của ngày một ngày hai, chặt phá cao su để trồng loại cây mới là một việc làm hết sức tiêu cực. Đã đến lúc các ngành chức năng của tỉnh cần phải có mô hình, giải pháp ứng phó hữu hiệu để giúp người trồng cây cao su tiểu điền vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
P.V
Related posts:
- Hội DNT VRG đạt giải nhì Hội thi “Tiếng hát Doanh nhân trẻ khu vực Đông Nam Bộ”
- Cao su Mang Yang quyết vượt 5% sản lượng
- Ông Huỳnh Văn Bảo – Thành viên HĐQT, TGĐ VRG: "Thực hiện nhiều giải pháp tăng hiệu quả sản xuất kinh...
- VRG cần phải tăng tốc, bứt phá để đạt hiệu quả tốt hơn nữa
- Cao su miền núi phía Bắc - Dấu ấn 2017
- Tỷ lệ mủ tận thu Cao su Phú Riềng đạt 25%
- Cao su Đồng Nai: Đến tháng 10 đã thưởng 359 công nhân vượt sản lượng
- VRG trao tặng 300 triệu đồng xây dựng nhà tình nghĩa cho tỉnh Lào Cai
- Thống nhất hướng tuyến công trình xây dựng đường từ đường ĐT741 vào Khu công nghiệp Nam Đồng Phú mở ...
- Cao su Krông Buk đề ra 9 giải pháp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2022