CSVN – Việc miễn giảm thuế nhập khẩu về 0% khi TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) tạo ra cho ngành cao su VN nhiều thách thức lớn như: cạnh tranh về giá cả, chất lượng, thương hiệu hàng hóa, nguồn vốn, nhân lực, lao động, chi phí bảo vệ môi trường, ảnh hưởng từ cơ chế, chính sách… Song song đó vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cho doanh nghiệp (DN) lẫn cơ quan quản lý Nhà nước.
>> Doanh nghiệp cao su trước TPP: Áp lực cạnh tranh
>> Tham gia TPP, AEC: Cơ hội và thách thức với ngành cao su
Cạnh tranh gay gắt ngay tại thị trường nội địa
Ông Võ Hoàng An – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su VN (VRA), nhấn mạnh việc VN thực hiện các cam kết trong khuôn khổ đàm phán TPP và các hiệp định thương mại tự do khác, bên cạnh những thuận lợi, sẽ đặt ra những thách thức không nhỏ cho DN VN, đặc biệt là sức ép cạnh tranh gay gắt do mở cửa thị trường, trong khi năng lực quản lý và chất lượng sản phẩm của DN VN còn nhiều hạn chế. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, nhiều ngành sản xuất và dịch vụ có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, trong đó ngành cao su cũng không ngoại lệ.
Theo bà Bùi Kim Thùy – Phó Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ưu đãi thuế quan trong TPP cũng như các FTA khác luôn có những điều kiện đi kèm, một trong số các điều kiện cần và rất quan trọng đối với hàng hóa đó là phải đáp ứng quy tắc xuất xứ.
Về việc cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, trong đó có cao su thiên nhiên (CSTN) và sản phẩm cao su được các quốc gia thành viên TPP cam kết và liệt kê riêng tại phụ lục 2-D, Chương 2 của Hiệp định. Đối với CSTN (HS 4001), ngay khi TPP có hiệu lực, thuế nhập khẩu vào các nước thành viên TPP lập tức về 0% đối với các quốc gia còn áp thuế cho mặt hàng này, trong đó có VN (thuế NK cơ sở 3%).
Sự cạnh tranh xuất khẩu sang các nước TPP và cạnh tranh đối với nguồn cao su nguyên liệu ngay trên sân nhà sẽ ngày càng gay gắt khi thuế nhập khẩu CSTN từ các nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Indonesia… vào VN về 0%. Các nhà máy chế biến lốp xe tại VN có thể chọn nguồn nguyên liệu nhập khẩu khi chất lượng được đảm bảo, giá cả cạnh tranh và chủng loại phù hợp hơn. DN ngành cao su VN cần nhanh chóng nâng cao chất lượng và đảm bảo uy tín, xây dựng và củng cố thương hiệu, chuyển đổi cơ cấu nguyên liệu CSTN phù hợp với thị trường xuất khẩu trong nước.
[stextbox id=”stb_style_259398″]Việc nhập khẩu CSTN vào VN với mức thuế về 0% không chỉ được thực hiện theo cam kết trong TPP mà còn theo các FTAs khác mà VN tham gia đa phương, như: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)…[/stextbox]Một số tác động của TPP đối với ngành cao su cũng theo xu hướng chung, đó là: Ưu đãi thuế quan luôn kèm theo điều kiện, một trong số các điều kiện cần và rất quan trọng đối với hàng hóa đó là việc đáp ứng quy tắc xuất xứ. Với TPP, DN có thể tự chứng nhận xuất xứ sản phẩm hàng hóa của mình. Để đạt được điều này, DN cần cử cán bộ chuyên môn tham dự các chương trình tập huấn do Bộ Công Thương tổ chức và đáp ứng các yêu cầu liên quan. DN phải tổ chức lưu trữ hồ sơ trong 5 năm để phục vụ cho việc hậu kiểm (vì nếu hải quan kiểm tra và phát hiện có sai phạm trong việc tự chứng nhận xuất xứ thì DN sẽ bị chế tài rất nặng).
Ngoài ra, để nâng cao giá trị cho gỗ và đồ gỗ cao su, DN cần chứng minh nguồn gốc hợp pháp của gỗ thông qua các quy định, chứng chỉ quản lý rừng trồng một cách chặt chẽ và xuyên suốt.
Linh hoạt khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
Để tận dụng các mức thuế ưu đãi theo cam kết, các DN cần kiểm tra mức thuế được áp dụng tại thời điểm xuất khẩu, thủ tục, các điều kiện kèm theo, nhằm chọn phương án để được hưởng mức thuế tối ưu nhất trong xu thế các FTAs đan xen nhau (ví dụ: trường hợp xuất khẩu sang Nhật Bản khi TPP có hiệu lực, DN có thể lựa chọn một trong những ưu đãi theo các FTA liên quan, đó là: TPP, ASEAN – Nhật Bản, VN– Nhật Bản).
Để thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành cao su, DN cần tận dụng cơ hội từ TPP bằng cách hợp tác với DN có vốn đầu tư nước ngoài để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Từ đó giúp DN xây dựng, điều chỉnh kế hoạch chiến lược, chủ động bắt tay vào các hành động cụ thể để đón đầu TPP.
Trần Huỳnh
Related posts:
- VRG hỗ trợ 200 triệu đồng cho Quỹ Phòng chống dịch Covid 19 tỉnh Hà Tĩnh
- 10 lợi ích của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp
- Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid – 19 trong toàn VRG
- Các công ty khu vực Duyên hải miền Trung cần nỗ lực vượt khó, phấn đấu hoàn thành kế hoạch
- Tin buồn
- Cao su Phú Riềng xuất sắc toàn diện năm 2020
- Ghi nhận nỗ lực vượt khó, giữ vững sản xuất kinh doanh của VRG
- Cao su Quảng Trị: Tổng doanh thu vượt 42,2% trong 5 năm
- Nông trường 3 đạt giải nhất hội thi Bàn tay vàng Cao su Chư Sê Kampong Thom
- Trên 93% học viên khá giỏi lớp võ thuật lực lượng tự vệ