CSVN – Đây là kết quả nghiên cứu của các tác giả ngành cao su Indonesia.
Theo nghiên cứu của các tác giả Wibawa, G. and Thomas vào năm 2002, tại Indonesia, những thí nghiệm về ảnh hưởng của cây trồng xen lên sinh trưởng của cao su trong điều kiện có kiểm soát đã được bắt đầu từ năm 1993.
Trong đó có các nghiệm thức thí nghiệm gồm: A (cao su+làm cỏ sạch giữa hàng); B (Cao su + cây thảm phủ họ đậu); C (Cao su+lúa nương); D (cao su + dứa); E (cao su + chuối + dứa); F (cao su +alang alang Imperata cylindrica).
Kết quả thu được cho thấy sinh trưởng của cao su phụ thuộc vào dạng cây trồng xen. Đường kính thân cao su ở 30 tháng tuổi giữa các nghiệm thức A, D và E là tương đương nhau nhưng ở hai nghiệm thức D và E sinh trưởng của cao su có xu hướng chậm hơn bắt đầu từ tháng thứ 15. Sinh trưởng của cao su chậm nhất ở nghiệm thức F; hai nghiệm thức còn lại B và C đứng ở mức trung gian. Yếu tố chủ yếu làm hạn chế sự sinh trưởng của cao su trong cây trồng xen là do cạnh tranh về ẩm độ hơn là dinh dưỡng.
P.V
Related posts:
- Sáng kiến trong chế tạo lò sấy cao su: Hạ giá thành sản phẩm, thân thiện với môi trường
- Không bón phân vườn cây khai thác
- Tay nghề giỏi để tăng năng suất
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết bị chế biến
- A lô, tổ vá xe lưu động đây!
- Đánh giá hiệu quả chuyển đổi nhịp cạo D3 sang D4
- Ấn Độ khuyến khích khai thác cao su mỗi tuần 1 lần
- Trên 98% sản phẩm Cao su Dầu Tiếng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
- Cao su Mang Yang: Tốp đầu tiến độ sản lượng
- Quyết tâm gia nhập CLB 2 tấn/ha