Đặc tính cao su latex không có ammonia và hàm lượng protein cực thấp (Kỳ 2)

CSVN – Mặc dù có sự tiến bộ của công nghệ cao su nhân tạo và các loại chất dẻo khác nhau hiện có, cao su latex thiên nhiên vẫn là nguyên liệu được lựa chọn cho việc sản xuất các loại sản phẩm có các đặc tính ưu việt như độ đậm đặc ẩm (wet gel strength), tính chất tiếp xúc được (Tactile characteristic), dai, đàn hồi và tính chất ngăn cản (vi khuẩn, virus, vi sinh vật), (barrier property).

>> Đặc tính cao su latex không có ammonia và hàm lượng protein cực thấp (kỳ 1)

Sản xuất mủ latex. Ảnh: Vũ Phong
Sản xuất mủ latex. Ảnh: Vũ Phong
2. Cao su có protein cực thấp

Dị ứng là một mối quan tâm chính đối với cao su thiên nhiên latex. Các nghiên cứu cho thấy rằng có khoảng 240 proteins trong latex, trong đó có khoảng 52 proteins gây dị ứng. Tổng lượng protein trong cao su latex là vào khoảng 1 – 1.5 wt%, trong đó 27% bám trên hạt cao su và một lượng xấp xỉ 25% trong phần đáy (bottom praction – lutiod fraction or B serum) và vẫn còn 45% trong giai đoạn serum (C Serum).

Lượng protein bám trên hạt cao su là đặc tính giống (Clonal characteristic). Các proteins hình thành trong giai đoạn thành phẩm là loại Anion có điểm đẳng điện (Iso-electric) vào khoảng 3.5 – 6.0. Tỷ lệ chính của protein chiết nước phát sinh trong giai đoạn B-Serum và C-Serum.

Chúng bao gồm các proteins Anion và Cation có điểm đẳng điện dao động trong khoảng 3.5 – 9.0, chủ yếu là protein Anion. Có các phương pháp giảm protein khác nhau, bao gồm phương pháp vật lý hoặc/và hóa học, chẳng hạn như: Ly tâm; Sử dụng các enzim phân giải protein (proteolysis enzymes) và các chất có hoạt tính bề mặt (surfactants); Lọc (bao gồm cả sóng siêu âm); Chiếu xạ bằng Coban (Irradiation by Cobalt); Sử dụng Clo hoặc Acid/hypochlorite (Clorox) để rửa; Sử dụng các giống cây cao su mà mủ của nó đã qua sản xuất thử trong thời gian dài không chứa chất gây dị ứng.

ky thuatTuy nhiên, các phương pháp này nói chung loại bỏ được protein rất hạn chế trong khi các sản phẩm latex làm ra có thể bị giảm các tính chất vật lý. Hãng Vystar, Atlanta của Mỹ đã phát triển quy trình sản xuất cao su thiên nhiên latex có hàm lượng protein cực thấp có tên thương mại là Vytex@NRL. Tổng lượng protein chiết xuất được (EP- Extractable Protein) và protein kháng nguyên (AP – Antigenic Protein) trong latex được xác định bằng phương pháp Modified Lowry và phương pháp ELISA được cho là dưới mức độ nhận thấy được.

Phương pháp loại bỏ protein kháng nguyên là một công nghệ đơn giản và giữ được tổng lượng cao su latex thông thường mà không tốn nhiều chi phí. Quy trình loại bỏ protein liên quan đến việc xử lý nguyên liệu latex bằng Hydroxide nhôm (Aluminum Hydroxide) theo quy trình thông thường liên quan đến sản xuất cao su ly tâm thông thường.

Kết quả protein đo được theo thời gian của phương pháp Vytex NRL và phương pháp thông thường (Hevea NRL) thể hiện trong bảng sau: Tất cả giá trị protein kháng nguyên trên đây là con số trung bình của bốn tấm sấy khô bằng không khí cộng lại.

Kết quả protein ở găng tay y tế được làm bằng nguyên liệu theo phương pháp Vytex (VNRL) so với găng tay y tế làm bằng phương pháp thông thường (NRL).

ky thuat 1Găng tay y tế tại phòng thí nghiệm, đã tẩy rửa khoảng 1 phút tại nhiệt độ 55 OC. Nghiên cứu lợi ích chi phí trong việc sử dụng Vytex NRL cho găng tay y tế cho thấy rằng việc tẩy rửa các găng tay giảm từ mức 6 đối với cao su ly tâm (CL60) xuống còn 2 đối với Vytex NRL cho ra cùng giá trị protein chiết xuất được và protein kháng nguyên. Chi phí tăng thêm đối với Vytex NRL đã được bù đắp bằng chi phí sử dụng nước tẩy rửa và năng lượng. Khi sử dụng Vytex NRL, chất thải (effluent) sẽ ít hơn và tiết kiệm chi phí xử lý chất thải này (bao gồm nước thải, chất thải rắn và khí thải).

(xem tiếp kỳ sau)

 T.S

(Nguồn: Tạp chí Cao su quốc tế Thái Lan)