CSVN – Để khắc phục sự bất lợi trong việc sử dụng Ammonia làm chất bảo quản cao su latex, người ta sử dụng một loại chất độc quyền do công ty KA Prevulcanised Latex Pvt Ltd (KAPVL) chế tạo và đánh giá các đặc tính của chúng. Hợp chất latex tiền lưu hóa được sử dụng cho cao su latex không có ammonia và các đặc tính của nó sẽ được so sánh với các hợp chất latex tiền lưu hóa thông thường.
Loại cao su latex có hàm lượng protein cực thấp, Vytex® , do công ty KAPVL sản xuất và bán ra thị trường theo bản quyền của hãng Vystar của Mỹ. Kết hợp công nghệ sản xuất cao su latex có hàm lượng protein cực thấp và latex tiền lưu hóa, KAPVL đã phát triển những hợp chất latex tiền lưu hóa với hàm lượng protein cực thấp cho ra loại nguyên liệu thích hợp trong sản xuất các sản phẩm cao su với hàm lượng protein thấp hơn và giảm bớt dư lượng hóa chất, nhờ đó mức độ phản ứng chất gây dị ứng đối với protein và cytotoxicity sẽ được giảm tối thiểu.
1. Cao su latex không có ammonia
Mặc dù ammonia được sử dụng khá rộng rãi làm chất bảo quản cao su latex nhưng khi sử dụng nó có những bất lợi như sau:
– Ở nồng độ thấp, sự nhân lên của các vi sinh vật sẽ rất nhanh.
– Cao su latex được bảo quản bằng ammonia phải trải qua một quá trình làm đặc lại khi kết hợp với hợp chất kẽm hòa tan, đặc biệt là Oxide kẽm.
– Cao su latex được bảo quản bằng ammonia gây trở ngại cho một số quy trình latex đã được thiết lập.
– Cao su latex LA giữ lại chất TMTD như chất bảo quản và do đó cao su latex vẫn còn nitrosamine.
– Ammonia gây hại cho con người nếu hít vào một lượng quá mức
– Bất tiện trong quản lý Ammonia
– Yêu cầu ngày càng tăng đối với việc giảm thiểu các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs- Volatile organic compounds) trong không gian nhà máy bị bao kín.
Công ty KAPVL đã phát triển một loại chất bảo quản có tên là:
– NAFL0612 : Chất bảo quản cho mủ nước (field latex).
– NACL0312: Chất bảo quản cho cao su ly tâm 60% DRC (CL60).
Hiệu quả chất NAFL0612 dùng cho bảo quản mủ nước (field latex) được nghiên cứu bằng cách quan sát chỉ số VFA trong 24 ngày với các liều lượng chất NAFL0612 khác nhau. Kết quả như sau:
– NA02 : 0.04%
– NA03 : 0.06%
[table id=11 /]Có thể thấy rằng VFA của mủ nước (field latex) được kiểm soát trong thời gian 24 ngày.
Các đặc tính của mủ nước (field latex) không có ammonia:
Mủ nước (Field latex) bảo quản bằng NAFL0612 được chế biến thành cao su ly tâm (latex). Các đặc tính của cao su ly tâm dùng chất NAFL được quan sát từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 180 như sau:[table id=12 /]
(xem tiếp kỳ sau)
T.S (Nguồn: Tạp chí Cao su quốc tế Thái Lan)
Related posts:
- Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải 2 nhà máy Cao su Kon Tum
- Quản lý dữ liệu vườn cây bằng hệ thống thông tin địa lý GIS
- Sẽ rà soát toàn diện cơ cấu giống cao su
- Hội thi thợ giỏi trong mắt người nước ngoài: Ý nghĩa, bổ ích
- Xác định từng tiểu vùng để chọn giống thích hợp
- Cao su Lộc Ninh nghiệm thu 2 đề tài nghiên cứu khoa học
- NEPAL phát triển cao su để hồi sinh các vùng đất bị suy thoái
- Giới thiệu quy trình kỹ thuật điều chỉnh bổ sung 2017
- Cao su Mang Yang đẩy mạnh hợp tác phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Cải tiến phễu phân phối mủ cốm trên dây chuyền mủ nước
xin chào nhà báo, em rất có hứng thú với chủ đề cao su không dùng chất bảo quản là amoniac. Xin a/c có thể cho em thêm một số tài liệu về đề tài này thêm được không ạ