CSVN – Giá cao su xuống thấp, người công nhân (CN) không trụ nổi với nghề, một bộ phận nghỉ việc. “Cơm áo gạo tiền” trong thời buổi hiện nay…Chẳng ai trách… Nhưng, trước mùa cạo mới, vẫn còn nhiều, rất nhiều lòng nhiệt huyết xung quanh ta, không chỉ vì một tương lai xán lạn mà còn vì 2 chữ: “Ân tình”.
“Nhiều ân tình lắm, không bỏ được”
Khi đã đi qua một chặng đường, nhìn lại nhiều người CN cao su mới nhận ra mình đến với nghề đã chọn như một cơ duyên, mà đã là cơ duyên thì tin chắc rằng dù khó khăn, trắc trở như thế nào cũng sẽ cố gắng vượt qua để đi hết con đường.
Những trường hợp chúng tôi nhắc đến trong bài viết này là số ít trong hàng ngàn người chọn ngành cao su là cái nghiệp cuộc đời của họ. Và tình yêu trong họ với ngành, với nghề luôn đong đầy, không vì gian khó mà vơi đi.
Gặp anh Nguyễn Công Chín (Long Khánh, Đồng Nai) những ngày cuối năm khi anh đang thoăn thoắt phụ vợ trút mủ trên vườn cây, luôn tay luôn chân nên anh chỉ dành cho chúng tôi 15 phút trò chuyện. Như khơi đúng mạch nguồn, anh bộc bạch: “Trước đây, hai vợ chồng tôi cùng làm CN khai thác tại NT An Lộc, đến tuổi nghỉ hưu tôi như vẫn quen với việc có mặt để phụ giúp vợ.
Nghề cạo mủ không chỉ đem đến cho gia đình tôi cuộc sống ấm no hạnh phúc, các con được học hành thành tài mà còn là nghề mà gia đình tôi ba đời gắn bó. Đối với những người lao động như chúng tôi thì có công ăn việc làm, có thể lo cho con cái, có chút tiền tiết kiệm phòng khi ốm đau là vui sướng lắm rồi”.
Về tình nghĩa với ngành, anh Chín tâm sự: “Những năm gần đây, ngành cao su gặp nhiều khó khăn, chúng tôi biết chứứ và cũng có nhiều người xin nghỉ để đi làm CN khu công nghiệp gần đây. Nhưng vợ chồng tôi vẫn quyết gắn bó với nghề mà cha ông đã làm để chúng tôi có được ngày hôm nay. Nghề CN cạo mủ là một nghề cần người làm chịu khó. Ai cũng có quyền chọn lựa cho công việc và đường đi của mình nhưng tôi cũng mong mọi người đang có ý nghỉ công việc này hãy dành chút thời gian ngẫm nghĩ rằng, ngày trước mình đã được hưởng lợi gì từ nó. Tất cả những chế độ, sự quan tâm dành cho NLĐ đó là ân tình của ngành cao su, hãy vì ân tình đó mà cố gắng vượt qua, rồi trời sẽ không phụ lòng người”.
Còn bác Thị Điểm đã gắn bó với nghề cạo mủ từ năm 1972, sau ngày giải phóng bác vẫn làm CN cao su Công ty CS Đồng Nai cho đến ngày nghỉ hưu. Hơn một năm ở nhà chăm con cho cô con gái lớn ở Bình Thuận dường như vẫn không nguôi ngoai nỗi nhớ nghề. Mỗi năm cứứ đến mùa cạo tận thu là bác xin vào làm hợp đồng cạo tận thu vườn cây thanh lý. Về với công việc thường ngày tinh thần bác vui khỏe hẳn ra.
Bác hào hứứng: “Từ quen thân, gắn bó rồi đến yêu luôn nghề này đó, hơn 35 năm đã quen với công việc này, nghỉ hưu rồi nhưng tôi vẫn nhớ da diết và quyết định trở lại để vơi bớt nỗi nhớ nghề. Thật ra, mỗi tháng tôi nhận lương hưu được 4,1 triệu đồng, với mứức này tôi dư dả chi tiêu cho bản thân nhưng ngồi ở nhà không quen, cứứ buồn chán làm sao ấy. Hiện tại, mỗi tháng kể cả lương hưu và lương hợp đồng tôi được hơn 8 triệu đồng”.
Nhiều người cứứ thấy thu nhập bây giờ không sánh bằng những năm thời giá cao, điều đó làm bác cứứ nghĩ đến những năm sau giải phóng, khó khăn đến thế, cơm không đủ ăn nhưng rồi cũng qua hết, nỗ lực gầy dựng khôi phục để có cơ ngơi như hôm nay. “Dường như bây giờ đủ đầy rồi, điều kiện tốt hơn nhiều rồi con người ta không quen với việc chịu khổ nữa, tôi cũng hơi chạnh lòng vì cứứ phải nghe than vãn về những điều ấy. Ngành cao su nhiều ân tình lắm, không bỏ được. Trong tôi luôn nghĩ rằng sống phải có tình nghĩa, phải biết gắn bó với nghề mình chọn, nuôi mình sống, chỉ thế thôi”, giọng bác như có ý trách móc.
Năm 2006, khi đang là Phó Bí thư Đoàn ấp 3, xã Tân Khai, huyện Hớn Quản, chị Lê Thị Thực xin vào làm CN Công ty Cao su Bình Long vì nghe đâu cũng nói CN có lương ổn định, chính sách lại tốt. Với người phụ nữ mới lập gia đình như chị, vào làm CN cao su là lựa chọn tốt nhất để ổn định kinh tế gia đình. Ngày đó, mứức lương khởi điểm 4 – 5 triệu/tháng là cả một số tiền lớn. Chị tâm sự: “Cơ duyên vào làm CN chỉ hy vọng có thu nhập ổn định nhưng tôi thiết nghĩ nghề nào cũng vậy, phải có tâm huyết phải yêu nghề thì nghề mới không phụ mình. Lâu dần, tôi thấy gắn bó với vườn cây, tôi cũng yêu luôn nghề CN cao su lắm vất vả này”.
Trong công việc, chị luôn cố gắng hết mình và không nghĩ sẽ đạt thành tích cao. Công ty phát động phong trào thi đua nào là chị đều tích cực tham gia, có lẽ tinh thần của người làm công tác thanh niên ngày trước của chị đã thôi thúc chị làm việc gì cũng phải đi đầu, gương mẫu. Hàng năm chị đều vượt kế hoạch sản lượng, 5 năm liền là CN xuất sắc của công ty. Năm 2015 vừa qua, chị là đại diện NLĐ công ty tham dự Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Bình Phước.
Chị chia sẻ: “Được như ngày hôm nay có một phần là nỗ lực của bản thân, phần còn lại là sự quan tâm, ghi nhận của lãnh đạo công ty. Là CN trực tiếp trên vườn cây, có những phần thưởng cấp trên khen tặng là niềm động viên rất lớn bởi những cố gắng của chúng tôi được ghi nhận. Trong công việc cũng như trong cuộc sống thường ngày, chỉ cần lời thăm hỏi, động viên của cấp trên là chúng tôi vui rồi, vật chất quan trọng thật nhưng những món quà tinh thần đó còn quan trọng và có giá trị hơn. Được điều này, dù khó khăn cách mấy chúng tôi cũng sẽ gắn bó cả đời với ngành cao su”.
Niềm tin trước mùa cạo mới
Đang hoàn tất các công việc trang bị vật tư trên vườn cây trước mùa cạo mới, chị Trần Thị Mai – CN Tổ 16, Nông trường Phú Riềng Đỏ, Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng cho biết: “Gia đình hai vợ chồng đều làm CN cao su, nhà cũng có thêm 2 hecta điều nên thời gian nghỉ cạo chúng tôi ở nhà làm điều. Tôi cũng có nghe nhiều trường hợp nghỉ việc vì lương thấp do giá mủ giảm nhưng ở Phú Riềng thì hầu như không có tình trạng này, nếu nghỉ thì chỉ có CN đến tuổi hưu mới nghỉ thôi, còn lao động trẻ vẫn luôn gắn bó với công ty với vườn cây, vì thu nhập ở công ty rất ổn định, đảm bảo được cuộc sống”.
Từ đầu tháng 4, chị tiến hành trang thiết bị vật tư để chuẩn bị mùa cạo mới, thời điểm này vẫn đang là mùa điều nên chị và một số công nhân tranh thủ vẫn thời gian để trang bị trên vườn cây. Chị phấn khởi, “Nghe đâu giá mủ đang nhích dần theo chiều hướng tăng, đây là tin tốt lành, trước một mùa cạo mới CN chúng tôi hy vọng giá mủ sẽ tăng dần để thu nhập tăng thêm và các chế độ chính sách được quan tâm hơn”.
Hơn hai tháng nghỉ cạo, chị Thanh Thu – CN Nông trường 6, Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh tranh thủ đi hái tiêu thuê để kiếm thêm thu nhập. Vào làm CN chính thức năm 2013, từ đó đến nay năm nào chị cũng về trước kế hoạch sản lượng 3 – 4 tháng. Cần mẫn và không ngại khó đã giúp chị vượt sản lượng, tăng thu nhập. Tết Âm lịch vừa qua nhận 8 triệu đồng tiền thưởng giúp gia đình chị đón Tết thật vui vẻ, ấm cúng.
Chị bộc bạch: “So với nhiều đơn vị và nhiều người thì khoản tiền thưởng Tết vừa qua của tôi là khá cao, lương thưởng cũng ổn định, tôi rất vui mừng vì điều đó. Thời tiết năm nay nắng nóng kéo dài nên cạo trễ hơn so với mọi năm, hiện tại nhiều CN đã hoàn tất việc trang bị vườn cây, sẵn sàng bắt đầu cho mùa cạo mới. Với CN và với tất cả mọi người trong đơn vị, mọi người đều có chung một mong muốn đó là giá mủ tăng, chúng tôi cũng tin tưởng rằng giá mủ sẽ tăng lên. Từ đó giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp và NLĐ, thu nhập của NLĐ cũng tăng hơn, phấn khởi hơn”.
Một ngày giữa tháng 3, chúng tôi nhận được điện thoại của CN một công ty cao su miền Đông. Sau vài câu hỏi thăm thì chị cho biết, trước mùa cạo mới công ty sẽ sắp xếp, bố trí lại lao động để chuyển toàn bộ diện tích vườn cây khai thác sang chế độ cạo D4, ông xã chị là CN hợp đồng mới về làm việc tại đơn vị được gần 2 năm, chị cũng nghe phong phanh là trong lần này sau khi sắp xếp lại thì ông xã chị nằm trong diện cho nghỉ. Nghe tin, cả hai vợ chồng chị buồn lắm vì ai cũng đều thích nghề cạo mủ này và dù cho giá thấp, lương có 2 – 3 triệu đi chăng nữa thì gia đình chị vẫn gắn bó với nghề này.
“Nói thật, thời gian nghỉ cạo hơn 2 tháng chúng tôi cũng đi tìm việc khác làm để kiếm thu nhập thêm nhưng cũng mong thời gian này trôi qua nhanh chóng để đến mùa cạo mới, vì tôi và cả ông xã đều yêu thích nghề cạo mủ này”, chị nói. Trước đó chồng chị phải đi làm xa, lâu lâu mới có thời gian về thăm nhà. Năm 2014, nông trường có đợt tuyển CN và ông xã chị đã có cơ hội vào làm cùng đội với vợ, đó là niềm hạnh phúc của gia đình chị.
Kết thúc câu chuyện, chị nhờ chúng tôi gọi điện xuống nông trường tìm hiểu thực hư thế nào. Thật tình, trong khoảng thời gian công tác của mình, trước giờ chúng tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại để hỏi thăm về bài viết, số báo khi nào ra, còn trường hợp của chị CN này là lần đầu tiên. Trò chuyện với chị hơn 15 phút, chúng tôi cảm nhận được tình yêu nghề của cả vợ chồng chị luôn đong đầy dù trong thời điểm rất khó khăn.
Trên đây chỉ là một số nhân vật đại diện cho hàng ngàn NLĐ của VRG, dù cho khó khăn đến đâu đi chăng nữa thì họ vẫn luôn cố gắng gắn bó, tình yêu ngành yêu nghề không hề giảm sút mà niềm tin về sự phát triển của ngành càng được tăng thêm. Trước một mùa cạo mới, chúng ta có quyền tin tưởng về điều đó và cùng nỗ lực cho những thành quả tốt đẹp đang chờ đón phía trước.
Minh Nhiên
Related posts:
- Các công ty cao su khu vực Campuchia: Góp phần gia tăng hiệu quả của VRG
- Cao su Tây Ninh – Siêm Riệp: Về trước kế hoạch sản lượng 57 ngày
- Thuận lợi bước vào mùa cạo mới
- Nông trường Lai Uyên, Cao su Phước Hòa: Hoàn thành xuất sắc kế hoạch sản lượng năm 2021
- Cao su Quảng Trị vượt cao kế hoạch được giao
- Chư Sê - Kampong Thom: Mùa chim yến làm tổ
- Cao su Lai Châu: Bệnh phấn trắng ảnh hưởng vườn cây
- Lãnh đạo địa phương thăm và làm việc tại Cao su Quasa - Geruco
- Cao su Phước Hòa – Kampong Thom: "Chủ động nhiều giải pháp để hoàn thành sản lượng được giao"
- Thu nhập bình quân VRG Bảo Lộc đạt 25 triệu đồng/người/tháng