Không thể xem nhẹ bữa ăn giữa ca

CSVN – Theo Nghị quyết của Tổng LĐLĐ VN mới đây, từ năm 2016, các CĐ cơ sở trong khu vực doanh nghiệp (DN) và CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở (tại nơi chưa thành lập CĐ cơ sở) khi tiến hành đối thoại hoặc thương lượng tập thể cần đưa nội dung đảm bảo bữa ăn ca của NLĐ với mức thấp nhất là 15.000 đồng, khuyến khích các DN nâng mức bữa ăn giữa ca cao hơn.
Bữa ăn giữa ca cũa công nhân Công ty CPCS Phước Hòa. Ảnh: Vũ Phong
Bữa ăn giữa ca cũa công nhân Công ty CPCS Phước Hòa. Ảnh: Vũ Phong

Có thể nói, Nghị quyết này đã tạo tâm lý phấn chấn cho CNLĐ cả nước. Bởi chúng ta đều biết, chất lượng bữa ăn đóng vai trò quyết định đến việc bảo đảm dinh dưỡng và sức khỏe lâu dài cho NLĐ. Trong khi đó, hiện nay nhiều DN chưa thực sự quan tâm, hoặc xem nhẹ chuyện này.

Một khảo sát nhỏ của Viện Dinh dưỡng Quốc gia tại một số DN cho thấy mỗi suất ăn dành cho CN chỉ trị giá 8.000-10.000 đồng. Với thời giá hiện nay, chắc chắn một suất ăn trị giá như thế không thể bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là yêu cầu tái tạo sức lao động cho NLĐ. Trên thực tế có DN còn gộp cả chi phí tiền công lao động phục vụ, chất đốt, gia vị… vào, khiến cho giá trị dinh dưỡng của phần ăn teo tóp.

Ngoài khẩu phần và giá trị dinh dưỡng thì vấn đề an toààn vệệ sinh thựực phâẩm là yếu tố rất quan trọng. Hiện nay nhiều DN vẫn “khoán trắng” chất lượng bữa ăn CN cho các nhà thầu và cơ sở chế biến suất ăn sẵn bên ngoài, xem nhẹ an toàn tính mạng và sức khỏe NLĐ.

Việc Tổng LĐLĐ VN ban hành Nghị quyết về chất lượng bữa ăn giữa ca của NLĐ với mức thấp nhất là 15.000 đồng là rất cần thiết. Nhưng mức 15.000 đồng hay cao hơn nữa không quan trọng, mà quan trọng là tất cả số tiền ấy có được dành hết cho bữa cơm của NLĐ hay không? Bữa cơm giữa ca phải bảo đảm lượng và chất, nghĩa là NLĐ phải ăn đủ no, đủ dinh dưỡng, vệ sinh – an toàn. Có như vậy mới đảm bảo khả năng tái tạo sức lao động, năng suất lao động và cao hơn nữa là sức khỏe, tuổi thọ của NLĐ.

Khánh Lộc (Đồng Nai)