Mạnh dạn chuyển sang cạo D4 – D5 để giảm giá thành

CSVN – Đây là chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Tân – Phó TGĐ VRG với các đơn vị Tây Nguyên.
Khai thác mủ tại Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh. Ảnh: Minh Tâm.
Khai thác mủ tại Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh. Ảnh: Minh Tâm.

Phó TGĐ VRG Nguyễn Văn Tân đề nghị các công ty cần có nhiều kịch bản cho tình huống giá tiếp tục xuống, mạnh dạn chuyển sang cạo D4, D5 để giảm bớt gánh nặng cho giá thành, tiết giảm những chi phí không cần thiết để phù hợp với tình hình tiết giảm suất đầu tư của VRG. Ngoài ra, các đơn vị cần nâng cao cảnh giác với tình hình nắng nóng, nguy cơ xảy ra cháy bất cứ lúc nào.

Khắc phục khó khăn do thời tiết

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến bất thường, giá bán liên tục sụt giảm, người lao động xin nghỉ việc nhiều, bệnh phấn trắng ảnh hưởng vườn cây, nhưng bằng nhiều biện pháp khác nhau, các công ty đã từng bước khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.

Năm 2015 khu vực Tây Nguyên có đến 3 công ty hoàn thành sản lượng trước thời hạn trên 20 ngày, trong đó Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang hoàn thành trước gần 40 ngày và kết thúc năm 2015 công ty có đến 4/6 nông trường hoàn thành sản lượng giao trước 30 ngày.

Tiếp đến là Công ty Kon Tum hoàn thành trước thời gian 26 ngày, Công ty Ea H’leo lần đầu tiên vượt kế hoạch (KH) trước 24 ngày. Chỉ có 2 đơn vị là Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông phải điều chỉnh sản lượng 1.000 tấn và Công ty Chư Sê điều chỉnh 300 tấn. Năng suất bình quân của các đơn vị dao động từ trên 1,1 tấn đến trên 1,3 tấn. Đặc biệt có Công ty Kon Tum tiếp tục duy trì năng suất trên 1,8 tấn/ha nhờ phun thuốc phòng trị bệnh phấn trắng hiệu quả.

Tích cực phòng chống cháy và phun phòng phấn trắng

Công tác tiêu thụ của các đơn vị Tây Nguyên cũng gặp nhiều khó khăn, chủ yếu vẫn là nội tiêu. Những năm trước.

Công ty Chư Prông là đơn vị dẫn đầu về công tác xuất khẩu trực tiếp khi chiếm trên 40% tổng sản phẩm tiêu thụ. Năm 2015 đơn vị có bứt phá lớn trong công tác xuất khẩu trực tiếp là Công ty Chư Sê với trên 68% tổng sản phẩm tiêu thụ.

Hầu hết các đơn vị đều có giá bán thấp hơn giá thành từ 1 – 3 triệu đồng/ tấn, riêng Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum có giá bán cao hơn giá thành khoảng 1 triệu đồng/tấn. Doanh thu của Công ty Kon Tum cũng cao nhất, lợi nhuận đạt 124,6% so với kế hoạch đề ra. Các đơn vị có giá bán thấp phải bù bằng những ngành nghề kinh doanh phụ như gia công, thu mua mủ, kinh doanh gỗ, cà phê hay từ cây trồng xen canh…

[stextbox id=”stb_style_259398″]Tại Công ty TNHH MTV Cao su Ea H’leo công tác sắp xếp lao động trở nên hết sức khó khăn khi triển khai chế độ cạo D3, D4 bởi theo TGĐ công ty Nguyễn Toàn Nhân thì: “Lao động ở đây người ta không chịu nghỉ dù lương thấp, 2 triệu/tháng họ vẫn cứ làm, cũng không có lý do gì để chấm dứt hợp đồng lao động với công nhân, trong khi họ rất tha thiết, mong muốn gắn bó lâu dài với vườn cây nên chúng tôi rất khó để triển khai cạo D3, D4”. g ty TNHH MTV Cao su Chư Păh được Bộ NN&PTNT tặng Cờ thi đua.[/stextbox]

Mặc dù vậy, đời sống người lao động vẫn được ổn định ở mức cao so với mặt bằng dân cư trên địa bàn, mức lương bình quân từ trên 3 – 5 triệu đồng/người/tháng, Trong đó Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum đạt mức cao nhất với 5,2 triệu đồng/người/tháng, tiếp đến là Công ty Chư Sê 4,9 triệu đồng, Krông Buk đạt 4,5 triệu đồng, còn lại các đơn vị khác xoay quanh mức từ 3 – 4 triệu đồng/người/tháng.

Một trong những khó khăn hiện nay của Tây Nguyên là việc tiết giảm suất đầu tư đã làm cho các đơn vị đã khó nay lại càng khó khăn hơn. Công tác chống cháy, phun thuốc phòng trị bệnh phấn trắng và sắp xếp lại lao động trước mùa cạo là chủ đề chính đưa ra bàn thảo tại Hội nghị Người lao động các đơn vị. Theo đó khu vực Tây Nguyên đang bị hạn, nắng nóng ở mức báo động cao nhất nên công tác chống cháy phải cần nhiều nhân công hơn.

Bài, ảnh: Văn Vĩnh