CSVNO – Phát biểu tại lễ khánh thành Nhà máy Chế biến Gỗ MDF VRG Kiên Giang, ngày 14/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, đây là dự án có ý nghĩa quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp của địa phương.
>> Ngày 14/3 khánh thành Nhà máy Gỗ MDF VRG Kiên Giang
[stextbox id=”stb_style_259398″]Tham dự buổi lễ có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; ông Lê Hồng Anh – nguyên UV Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư; Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát; Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng; Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị; cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành; UBND tỉnh Kiên Giang….[/stextbox]“Dự án góp phần tiêu thụ các loại cây tạp lấy gỗ có sinh khối cao. Tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Nghề trồng rừng tại địa phương sẽ phát triển”, Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng cũng cho rằng, thị trường gỗ MDF nước ta còn rất lớn, các doanh nghiệp mới sản xuất được 50% nhu cầu. Trong 50% này, thì VRG chiếm 80% thị trường, đó là cố gắng rất lớn, chứng tỏ tính hiệu quả của các nhà máy sản xuất gỗ MDF của VRG, điển hình như MDF Quảng Trị và MDF DongWha.
Thủ tướng còn đánh giá cao VRG đã vượt qua nhiều khó khăn trong năm 2015 để phát triển SXKD có lãi, chăm lo tốt đời sống NLĐ. Đặc biệt, Tập đoàn phát triển rất tốt lĩnh vực chế biến gỗ MDF, không những từ nguyên liệu gỗ cây cao su mà còn các loại cây lấy gỗ khác như tràm nước, keo lai…
Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang – Phó Chủ tịch Mai Anh Nhịn phát biểu, dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động, góp phần đẩy mạnh tiến trình CNH-HĐH của tỉnh nhà. Bên cạnh dự án nhà máy, dự án trồng rừng sẽ góp phần đảm bảo nguồn nguyên liệu cho nhà máy, tăng diện tích rừng trồng và giá trị lâm nghiệp; giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, nâng cao thu nhập của cộng đồng tham gia hoạt động dự án và của người trồng rừng địa phương
Thay mặt lãnh đạo VRG, TGĐ Trần Ngọc Thuận đã bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sự quan tâm, hỗ trợ hiệu quả của các Bộ, ngành, UBND tỉnh đã hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành dự án. Dự kiến, khi đi vào hoạt động Nhà máy, mỗi năm Nhà máy sẽ có tổng doanh thu 700 tỷ đồng; nộp ngân sách 70 tỷ đồng, lợi nhuận 70 tỷ đồng.
“Nhà máy tổ chức thu mua nguyên liệu với ưu tiên có lợi nhất cho người dân trồng rừng. Sau đó mới tính đến lợi nhuận của doanh nghiệp”, ông Thuận nói.
[stextbox id=”stb_style_259398″]Nhà máy Chế biến Gỗ MDF VRG Kiên Giang do VRG làm chủ đầu tư có công suất thiết kế 75.000 m3/năm với công nghệ ép liên tục. Đây là công nghệ tiên tiến chuyển giao từ CHLB Đức và công nghệ đầu tiên của thế giới sản xuất ván MDF từ nguyên liệu là gỗ tràm nước. Dự án có tổng mức đầu tư 1.360 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu VRG là 410 tỷ đồng. Sản phẩm chính của nhà máy là ván MDF, HDF, LDF, HMR; đạt tiêu chuẩn E0 – E2, CARB P2, JIS của Nhật; với độ dày từ 2,5mm đến 30 mm, kích thước 4’x8’, 4’x9’, 4’x10’, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của ngành chế biến gỗ.[/stextbox]Trưởng Ban Quản lý dự án MDF VRG Kiên Giang, ông Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ, trong quá trình thực hiện dự án, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo của lãnh đạo Tập đoàn và sự giúp đỡ có hiệu quả của các Sở, Ban ngành địa phương, Ban quản lý khu kinh tế, đặc biệt tỉnh Kiên Giang đã tạo mọi thuận lợi về thủ tục đầu tư, đấu nối hạ tầng điện, giao thông…, sự nỗ lực hết mình của các nhà thầu tham gia dự án, để đến nay, công trình đưa vào vận hành.
“Việc đưa Nhà máy vào vận hành, sản xuất sẽ giúp tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho các hộ dân trong vùng dự án và góp phần thúc đẩy đầu tư, phát triển thương mại, kinh tế – xã hội của tỉnh Kiên Giang, đồng thời tạo bước phát triển mới cho ngành chế biến gỗ địa phương. Khi đi vào hoạt động, Nhà máy Chế biến Gỗ MDF VRG Kiên Giang sẽ là nơi tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp từ các hộ dân trồng rừng với các cây trồng lấy gỗ, cây trồng phân tán đa dạng: tràm Úc, keo lai, bạch đàn và các loại cây bản địa như cây bần, tràm nước và củi, gốc các loại với sản lượng ước tính 150.000 tấn/năm.
Góp phần thành công cho dự án, UBND tỉnh Kiên Giang đã tin tưởng và chuyển giao 3.900 ha đất rừng để triển khai trồng rừng nguyên liệu cho Nhà máy với 2 loại giống cây chính là keo lai và tràm úc, đáp ứng 30% nhu cầu nguyên liệu”, ông Tuấn cho biết.
Bình Nguyên. Ảnh: Vũ Phong
Related posts:
- Cần có cơ chế, chính sách đặc thù đối với cán bộ công tác ở Lào và Campuchia (Kỳ 3)
- Đoàn Thanh niên VRG tham dự hội nghị học và làm theo Bác
- Chuyển giao Chi bộ Công ty CPCS Chư Sê – Kampong Thom về Đảng ủy VRG
- Đảng bộ cơ quan VRG góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị chung của Tập đoàn
- Cao su Sa Thầy: Tổ chức 4 lớp tập huấn an toàn vệ sinh lao động
- Kỷ cương, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả
- Các khu công nghiệp VRG: Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp phòng chống dịch, sản xuất tốt
- Hội phụ nữ Công ty 74 trao nhà tình thương
- Cao su Bắc Trung bộ hăng hái ra quân đầu năm
- Trao 3 bộ pin năng lượng mặt trời cho Cao su Mang Yang K