Phòng truyền thống VRG – Nơi cô đọng lịch sử ngành cao su

CSVN Xuân – Một trong những sự kiện đáng chú ý diễn ra trước Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, là VRG sẽ tổ chức khánh thành Phòng truyền thống tại lầu 12, trụ sở VRG, số 177 Hai Bà Trưng, Q3, TP.HCM.
Ban lãnh đạo VRG, CĐ Cao su VN nghe tiến sĩ Đinh Văn Hạnh-Phó phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia VN tại TP.HCM, trình bày đề cương phòng truyền thống. Ảnh: Vũ Phong
Ban lãnh đạo VRG, CĐ Cao su VN nghe tiến sĩ Đinh Văn Hạnh-Phó phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia VN tại TP.HCM, trình bày đề cương phòng truyền thống. Ảnh: Vũ Phong

Theo TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận, việc thiết lập phòng truyền thống là hết sức cần thiết. Đây là nơi trưng bày lịch sử ngành cao su VN và là nơi lưu giữ, giới thiệu hình ảnh, hiện vật về truyền thống vẻ vang, hào hùng và những đóng góp của đội ngũ CN cao su VN. Đây còn là sự khởi đầu cho công tác sưu tầm, tập hợp tư liệu, hình ảnh, hiện vật chuẩn bị cho quá trình xây dựng bảo tàng cao su VN sau này.

Trong khi đó, Chủ tịch HĐTV VRG Võ Sỹ Lực, Chủ tịch CĐ Cao su VN Phan Mạnh Hùng và các đồng chí trong Ban TGĐ VRG, đều nhất trí cho rằng phòng truyền thống phải có sự bao quát về lịch sử và truyền thống hình thành, phát triển của ngành cao su qua các thời kỳ. Việc trưng bày các tư liệu, tài liệu, hiện vật phải đảm bảo cô đọng, súc tích, có điểm nhấn, nêu bật được những sự kiện và thành tựu ở mỗi phân kỳ lịch sử.

Ngoài các tư liệu, tài liệu, hình ảnh, hiện vật thì cần thiết phải thực hiện một phim tư liệu lịch sử, giới thiệu khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngành cao su VN. Để đưa phòng truyền thống VRG vào hoạt động trước Tết cổ truyền như là một công trình mừng Đảng mừng Xuân, trước đó, Ban lãnh đạo đã có các cuộc họp thống nhất cách thức trưng bày và nội dung thể hiện với đơn vị tư vấn-thực hiện: Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia VN tại TP.HCM (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia VN).

Đoàn công tác thực hiện khảo sát tại Nhà truyền thống Cao su Dầu Tiếng. Ảnh: Vũ Phong
Đoàn công tác thực hiện khảo sát tại Nhà truyền thống Cao su Dầu Tiếng. Ảnh: Vũ Phong

VRG cũng đã ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện phòng truyền thống, do Chủ tịch HĐTV VRG Võ Sỹ Lực làm Trưởng Ban; Ban tổ chức do TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận làm Trưởng Ban; ông Phan Mạnh Hùng – Chủ tịch CĐ Cao su VN làm Phó Ban. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban lãnh đạo VRG, trong tháng 11 và 12/2015, 3 đầu mối được Ban lãnh đạo VRG giao phối hợp với Phân viện thực hiện phòng truyền thống là Ban Thi đua Tuyên truyền Văn thể VRG, Tạp chí Cao su VN và CĐ Cao su VN đã ráo riết triển khai thực hiện theo đúng đề cương, kế hoạch đã được lãnh đạo VRG phê duyệt. Ban Thi đua Tuyên truyền Văn thể VRG phối hợp với Phân viện, Tạp chí Cao su VN, CĐ Cao su VN đến các CTCS Dầu Tiếng, Phú Riềng, Lộc Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa và Bảo tàng tỉnh Bình Phước để tham quan, tìm hiểu, sưu tầm tư liệu, tài liệu, các hiện vật và đặt vấn đề để các đơn vị cung cấp cho phòng truyền thống VRG qua hình thức tặng, nhân bản…

[stextbox id=”stb_style_259398″ caption=”Như một bảo tàng thu nhỏ”]Tiến sĩ Đinh Văn Hạnh-Phó Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia VN tại TP.HCM, cho biết phòng truyền thống phải tái hiện khái quát được lịch sử, quá trình phát triển tương đối toàn diện của cao su VN bằng tư liệu, hình ảnh, hiện vật. Phòng truyền thống còn là cuốn sử bằng hình ảnh, hiện vật sinh động và tiêu biểu của ngành cao su VN. Định hướng thiết kế thể hiện nội dung, cách thức trưng bày xuyên suốt, theo hai định hướng chủ đạo: Truyền thống và hiện đại.
Phòng truyền thống VRG bao gồm các tiểu mục: khánh tiết; các danh hiệu cao quý của VRG và ngành cao su VN; thông tin về quá trình phát triển của ngành cao su VN; hình ảnh tư liệu truyền thống qua các thời kỳ; các hiện vật lịch sử; sa bàn tích hợp…
Cách thức trưng bày bảo đảm tính khoa học, đúng nguyên tắc bảo tàng học, có giá trị như một bảo tàng thu nhỏ và mang tính mở để bổ sung, thay thế hiện vật và ý tưởng trưng bày, các nội dung chủ đề đáp ứng được nhu cầu khi mở rộng, phát triển thành bảo tàng.  [/stextbox]

Riêng Tạp chí Cao su VN, ngoài việc tham gia các chuyến đi thực tế nói trên, còn khẩn trương tổng hợp, tuyển chọn, in rửa hình ảnh về các danh hiệu khen thưởng cao quý của ngành; hình ảnh lãnh đạo ngành cao su qua các thời kỳ; hình tư liệu truyền thống và các mặt hoạt động khác của ngành. Đồng thời được lãnh đạo VRG giao thực hiện một phim tài liệu 15 phút giới thiệu về ngành cao su VN để lưu chiếu tại phòng truyền thống. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban lãnh đạo VRG; bằng tinh thần trách nhiệm cao, làm việc khẩn trương và tích cực của nhóm công tác, phòng truyền thống VRG đưa vào khánh thành trước Tết Bính Thân 2016.

Đây là công trình ý nghĩa kỷ niệm 86 năm truyền thống ngành cao su; mừng Đảng, mừng Xuân. Cùng với nhiều hoạt động khác đã tổ chức, thực hiện phòng truyền thống là việc làm cụ thể của Ban lãnh đạo VRG nhằm lưu giữ và phát huy truyền thống lâu đời, vẻ vang của ngành cao su. Đồng thời, đây còn là “địa chỉ đỏ” để các thế hệ con em ngành cao su hiện nay và mai sau tham quan, học tập và thêm tự hào về truyền thống hào hùng của cha anh, của ngành cao su VN.

P.L