CSVN Xuân – Nghị quyết HĐTV VRG kỳ họp thứ 8/2015 đánh giá: Mặc dù ngành cao su trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn trong năm 2015, nhưng VRG đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội theo quy định của Nhà nước. SXKD của VRG vẫn có lãi trong điều kiện khó khăn về giá cả, thị trường, thời tiết…
HĐTV VRG nhận định, năm 2016 và các năm kế tiếp ngành cao su có thể sẽ khó khăn hơn. Do đó, HĐTV VRG yêu cầu sự nỗ lực nhiều hơn và sự đoàn kết thống nhất của toàn VRG trong công tác điều hành, tổ chức SXKD, triển khai thực hiện nhiều giải pháp cắt giảm chi phí, suất đầu tư. Chống thất thoát, lãng phí trong công tác quản lý và sử dụng tài sản. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, tăng cường hợp tác liên doanh liên kết với các đối tác có tiềm lực về tài chính, thị trường, để tối đa hóa hiệu quả sử dụng đất cũng như các nguồn lực của VRG.
HĐTV VRG thống nhất thỏa thuận giao chỉ tiêu kế hoạch nông nghiệp cho các CTCS năm 2016, như sau: Khai thác mủ cao su trên diện tích 159.097 ha; sản lượng 249.530 tấn; trồng mới 2.043 ha, tái canh 14.554 ha; chăm sóc 238,805 ha vườn cây KTCB.
Về giá bán mủ cao su bình quân 26 triệu đồng/tấn ở khu vực Đông Nam bộ; Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung 25,5 triệu/tấn; nước ngoài 24,5 triệu đồng/tấn. Giá thành bình quân 25 triệu đồng/tấn. Sản lượng thu mua phấn đấu tương đương với thực hiện năm 2015.
Các công ty nghiên cứu thực hiện xây dựng kế hoạch giá thành theo hướng có lợi nhuận, đặc biệt các công ty ở khu vực Đông Nam bộ cần có giải pháp lợi nhuận tối thiểu 1 triệu đồng/tấn.
VRG đưa ra các giải pháp xây dựng giá thành 2016 như sau:
Về phân bón: Không bón phân cho vườn cao su kinh doanh. Đối với các công ty giá thành có thể cân đối được, có thể thực hiện bón phân nhưng mức tối đa không quá 50% lượng phân bón thực tế thực hiện năm 2015.
Về tiền lương: Với những công ty có lợi nhuận, căn cứ mức thu nhập của người lao động ở khu vực để xác định chi phí tiền lương theo nguyên tắc tích cực tăng năng suất lao động thông qua chuyển chế độ cạo, thực hiện triệt để việc chuyển đổi vườn cây sang chế độ cạo D4, một số đơn vị thiếu lao động thực hiện thí điểm việc chuyển đổi sang chế độ cạo D5, D6.
Với các công ty nước ngoài, các công ty trong nước có điều kiện bảo vệ mủ cao su, thực hiện việc để đông mủ tại lô, định mức tạm thời là mỗi phần cạo tối thiểu 600 cây, xem xét phương án tách lao động cạo mủ và lao động thu mủ riêng để đảm bảo năng suất cạo mủ.
Các chi phí khác: Xây dựng với tinh thần tiết kiệm tối thiểu 15% so với năm 2015.
Ngọc Cẩm
Related posts:
- Triệt để tiết giảm chi phí
- Cao su Đồng Nai có đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh
- VRG tặng cờ thi đua cho 3 tập thể Cao su Lộc Ninh
- Cao su Mang Yang quyết khai thác vượt 10% kế hoạch
- Các công ty cao su khu vực Campuchia: Tăng trưởng nhanh trong năm 2021
- Đảng bộ VRG: Nghiêm túc thực hiện quy định của các cấp về công tác quản lý cán bộ, quản trị doanh ng...
- Tri ân các "chiến sỹ áo trắng" ngành cao su
- Cao su Kon Tum: Năm thứ 6 liên tiếp hoàn thành kế hoạch trước 20 ngày
- Họp mặt cán bộ hưu trí: Đầm ấm, nghĩa tình
- Cao su của VRG đã thay đổi bộ mặt nông thôn Campuchia