Chỉ sợi VRG SaDo thính thức ra thị trường

CSVN – Ngày 4/11, Phó TGĐ VRG Lê Xuân Hòe và Huỳnh Trung Trực đã đến tham quan nhà máy sản xuất của Công ty CP Chỉ sợi Cao su VRG SADO, nhân dịp công ty chính thức đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ vào đầu tháng 11.
Lãnh đạo VRG tham quan nhà máy sản xuất  của Công ty CP Chỉ sợi Cao su VRG SADO Sản
Lãnh đạo VRG tham quan nhà máy sản xuất của Công ty CP Chỉ sợi Cao su VRG SADO

Công ty CP Chỉ sợi Cao su VRG SADO thành lập ngày 26/8/2013 với 3 cổ đông: Tổng Công ty Cao su Đồng Nai (49,6% vốn), Tổng Công ty CN Sài Gòn (49,6% vốn) và Công ty CP Cao su Bến Thành (0,8% vốn). Nhà máy sản xuất chỉ sợi cao su được xây dựng trên diện tích 41.510m3, tổng mức đầu tư 637 tỷ đồng với 2 dây chuyền sản xuất chỉ sợi cao su hiện đại nhất được nhập khẩu từ Châu Âu. Các thiết bị chính được thiết kế chế tạo tại Ý. Công suất 6.000 tấn/năm.

Đóng gói sản phẩm chỉ sợi VRG DaDo
Đóng gói sản phẩm chỉ sợi VRG DaDo

Phó TGĐ VRG Lê Xuân Hòe, nhận xét: “Chỉ sợi Cao su VRG SADO là dấu ấn mới của ngành cao su. Chỉ sợi Cao su VRG SADO không những góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu, gia tăng giá trị công nghiệp cho sản phẩm cao su thiên nhiên, giảm tỷ lệ nhập khẩu, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu trong ngành công nghiệp dệt may, da giày, góp phần phát triển bền vững, gia tăng sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế”.

Ông Nguyễn Văn Thọ – TGĐ công ty, cho biết: “Do đầu tư công nghệ hiện đại Châu Âu, chuyển giao trực tiếp từ Ý, nên sản phẩm chỉ sợi của SADO đã ký hợp đồng bao tiêu xuất khẩu sản phẩm đến năm 2020. Sản phẩm được xuất khẩu ra thị trường nuớc ngoài như Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Tunisia, Angeria, Maroc, Mexico, Hồng Kông, Hàn Quốc… Cụ thể, chúng tôi ký hợp đồng dài hạn với công ty Equipment & Products – International Trading & Consulting S.L.R của Ý: năm 2015 là 1.500 tấn, năm 2016 là 3.000 tấn, năm 2017 là 4.500 tấn, năm 2018 là 6.000 tấn… Trong thời gian qua, có 4 doanh nghiệp trong nước đã đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm của công ty với số lượng gần 1.500 tấn/năm”.

Ngọc Cẩm. Ảnh: Vũ Phong