(tiếp theo kỳ trước)
>> Phương pháp tạo tán vườn cây kiến thiết cơ bản (kỳ 1)
Đối với dòng vô tính phân cành muộn
-Những dòng vô tính (DVT) có ưu thế ngọn mạnh sẽ phân cành muộn như: LH 88/236, LH90/952, RRIV1, RRIV4… độ cao phân cành trung bình từ 3,5 – 4 mét.
– Trên vùng đất tốt, tầng đất dày cây cao su cũng có hướng phân cành muộn.
– Đối với những DVT này cần khống chế ưu thế ngọn ngay khi tầng lá ngọn đạt độ cao từ 3 – 3,5 mét, không để cây cao quá mới cắt bỏ nhiều tầng lá như đốn đau gây sốc, quá trình tăng vanh sẽ dừng lại cho đến khi chồi ngọn mới ổn định mới phục hồi bình thường.
– Khi tầng lá ngọn đạt độ cao 3 – 3,5 mét, cắt bỏ tầng lá ngọn để lại 2 lá, từ 2 mầm của 2 lá này và mầm vảy cá sẽ cho ra 2 – 3 chồi ngọn thay thế ngọn chính.
– Những cành này sẽ mọc lệch nhau vì đoạn giữa 2 tầng lá mắt thưa. Chính sự mọc lệch này sẽ tạo thế bền chắc, tránh hiện tượng tét dọc thân cây.
Nếu cắt bỏ hết tầng lá trên cùng, sát tầng lá thứ hai sẽ xảy ra hiện tượng nảy chồi tập trung tại một điểm làm nặng tán dễ cong gãy thân chính ngay trong giai đoạn non hoặc tét dọc thân cây.
– Việc cắt ngọn phân cành chủ động ít nhiều sẽ làm nặng tán, giai đoạn đầu làm nghiêng ngọn, nếu không có bước xử lý tiếp theo sẽ làm thân cây bị cong dẫn đến gãy, tất nhiên tỷ lệ này cũng không lớn.
– Để khắc phục hiện tượng cong, gãy thân phải tỉa cành nhỏ bỏ bớt lá về phía cong, sau đó cây sẽ đứng thẳng lại. Tuyệt đối không được cắt bỏ hết 2 – 3 cành chính, vì làm như vậy là đốn đau gây sốc ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng.
– Thông thường trên vườn cây tư nhân để thân chính vươn cao mới đốn đau như trụ điện, đến khi cây có tán mới lại cắt trụi một lần nữa như cắt cành nhãn gây sốc
chậm quá trình sinh trưởng.
* Độ cao cắt ngọn phải cân nhắc để đạt 2 mục tiêu:
– Cành mới thay thế ngọn không vươn dài làm mất cân đối thân và tán.
– Đoạn thân chính là trữ lượng vỏ kinh tế khai thác đúng chu kỳ.
– Nếu cắt ngọn ở độ cao #3,0 m thì trữ lượng vỏ không đủ khai thác 20 năm vì càng lên cao khó khống chế độ hao dăm.
– Nếu cắt ngọn thấp hơn nữa thì cành thay thế sẽ vươn dài làm mất cân đối giữa thân và tán làm cây dễ gãy đổ.
-Nhưng với quy mô nhỏ hơn 3 ha vườn cây tư nhân thì cũng có giả pháp khắc phục để tạo tán hợp lí bằng cách cắt ngọn lần 2 khi đã phân cành.
– Độ cao cắt ngọn tốt nhất là 3,5 – 4 m để vừa bảo đảm trữ lượng vỏ cạo 20 năm, vừa có tán cân đối với thân vì cành thay thế nhỏ tán nhẹ.
Nhận xét và kiến nghị
Nhận xét
– Tạo tán giúp cho cây phát triển bộ lá cân đối, tán nhẹ, vững chắc.
– Tạo tán duy trì mật độ vườn cây khai thác.
– Cây có tán hợp lý, thân vững hơn, tạo năng suất cá thể đồng đều, nâng cao năng suất quần thể vườn cây.
– Tạo tán, khống chế phát triển cây vươn cao, thúc đẩy việc phát triển vanh thân.
Kiến nghị
– Quan tâm thực hiện rộng rãi, theo dõi ghi nhận từ thực tế để có kết quả trong việc tạo tán cho vườn cây kiến thiết cơ bản.
– Tiếp tục theo dõi việc tạo tán ảnh hưởng đến phát triển vanh thân và sản lượng …
– Từ đó xác định tính đúng đắn của việc tạo tán chủ động cho vườn cây KTCB, bổ sung hồ sơ quản lý vườn cây.
PV
(Tham luận của Công ty CPCS Tây Ninh tại Hội nghị Nông nghiệp lần 3 VRG)
Related posts:
- Máy bón phân cho cao su kiến thiết cơ bản
- "Quy mô hội thi ngày càng được nâng cao"
- Thí điểm chuyên môn hóa vườn cây
- Quy trình chế biến mủ tờ ở Cao su Lộc Ninh
- Cải tiến công nghệ mủ tờ RSS
- Cao su Đồng Nai bứt phá, vươn lên trở thành điểm sáng trong lĩnh vực nông nghiệp
- Tổ 6, Nông trường 1, Cao su Phú Riềng dự kiến năng suất vườn cây 3,4 tấn/ha
- Sáng kiến trang bị cửa lò xông sấy làm lợi trên 300 triệu đồng/năm
- Dây dẫn mủ bằng thép, mang lại hiệu quả cao
- Cao su Quảng Nam: Nhiều sáng kiến làm lợi hàng chục tỷ