CSVN – Nhiều ứng dụng mới về cao su và lốp xe được giới thiệu gần đây
Cao su sản xuất năng lượng
Công ty công nghệ Ricoh của Nhật Bản đang nghiên cứu giải pháp sử dụng cao su để sản xuất điện. Loại polime điện áp mới biến đổi áp lực và rung động thành điện năng với hiệu suất cao, nhưng lại rất mềm và có độ bền cao. Vật liệu áp điện có hai dạng chính là gốm và polime. Cả hai loại này đều dựa trên nguyên tắc sử dụng biến dạng cơ học để sản sinh điện và được sử dụng trong các thiết bị điện tử để cung cấp điện cho các ứng dụng như cảm biến rung động và cảm biến áp lực. Tuy nhiên, chúng đều có hạn chế riêng. Vật liệu gốm biến rung động thành năng lượng với hiệu quả cao, nhưng nặng, dễ vỡ và thường chứa chì độc, trong khi polime nhẹ, dẻo và bền hơn tuy vậy hiệu quả lại không cao.
Theo Công ty Ricoh, cao su mới sản xuất năng lượng kết hợp cả đặc tính về độ mềm và hiệu suất năng lượng cao. Nó không dễ vỡ bằng gốm mà còn dẻo và bền hơn so với các loại polime khác. Ngoài ra, trong các thử nghiệm, thời gian sử dụng của cao su có thể lên đến vài triệu năm và còn nhạy với điện công suất thấp. Công ty Ricoh không tiết lộ chi tiết cơ chế hoạt động, thành phần hoặc thông số kỹ thuật của loại cao su mới, nhưng sẽ thực hiện nghiên cứu sâu hơn để sản xuất polime thương mại cho cả các ứng dụng cảm biến và cảm biến năng lượng.
Xử lý cao su phế thải thành nhiên liệu cấp nhiệt
Công ty TNHH TM DV Công nghệ mới (Newtech) đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nhiệt phân liên tục NP-LT tái chế rác cao su thành dầu FO-R và than CBM-R. Từ những phế liệu cao su tưởng chừng như bỏ đi, thông qua hệ thống tái chế Newtech đã biến chúng thành những nhiên liệu có ích. Nguồn nguyên liệu sau khi phân loại được đưa vào hệ thống tái chế qua quy trình nhiệt phân khép kín tạo thành sản phẩm dầu FO-R, than CBM-R.
Công nghệ xử lý này được thiết kế theo dạng khép kín, kết nối thành một quy trình tuần hoàn sử dụng máy móc chủ yếu tự động hóa. Thành phần chủ yếu của dầu FO-R là mạch hydrocarbon, chúng được sử dụng làm nhiên liệu đốt cho lò hơi, lò sấy và lò tải nhiệt của các hệ thống nhiệt.
Tương tự, than CBM-R cũng có cấu tạo chủ yếu là carbon dạng rắn thay thế cho than cám (than đá) và được sử dụng chủ yếu để làm phụ gia cho quá trình sản xuất gạch block không nung (gạch nhẹ) hoặc thay than cám trộn vào đất sét trong quá trình sản xuất gạch tuynel.
Dầu của Newtech đã tiết kiệm chi phí cho khách hàng sử dụng hệ thống nhiệt. Cụ thể như doanh nghiệp gạch block nhẹ Vĩnh Thanh (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) sử dụng than CBM-R làm phụ gia cho gạch không nung cho biết, sử dụng than CBM-R của Newtech làm gạch không nung có giá thành rẻ hơn những phụ gia khác trên thị trường nhưng chất lượng lại tương đương.
Lốp không hơi được đưa vào sản xuất
Loại lốp ở dạng tích hợp cả lốp và vành đang được hãng Michelin đưa vào sản xuất. Thiết bị gồm một dải cao su với ta-lông được đổ khuôn tương tự ở một chiếc lốp thông thường rồi được lắp vào một thanh dầm bằng thép hoạt động như một miếng tiếp xúc. Nằm giữa cao su-thép và trục xe là một loạt nan hoa bằng nhựa tổng hợp biến dạng do năng lượng kết nối với kết cấu vành bên trong, có thể căn chỉnh dựa trên tải trọng dự tính.
Tweel có tuổi thọ gấp 3 lần lốp xe thông thường, theo Michelin. Và không giống lốp thường, ta-lông có thể được thay mà không cần phải thay cả lốp, vì thế cũng sẽ ít vật liệu bị thải ra. Hãng lốp Pháp cũng cho biết, Tweel rất dễ lắp, khó hư hỏng và gần như không mất chi phí bảo dưỡng.
Lốp xe không chỉ bằng cao su
Hãng lốp Goodyear vừa công bố kế hoạch phát triển lốp xe bằng tro trấu, bổ sung thêm nguồn nguyên vật liệu cho quá trình cấu thành bộ phận quan trọng của xe. Theo đó, Goodyear sẽ tận dụng tro thu được sau khi đốt vỏ trấu để tạo ra nguồn Silica thân thiện với môi trường và sửn dụng trong việc hình thành lốp xe.
Hỗn hợp Silica được trộn vào cao su sản xuất lốp để tăng sức chịu đựng và giảm lực cản lăn cho lốp xe, cũng như làm tăng độ bám của lốp xe trên mặt đường ướt. Hiện Goodyear đang đàm phán với các nhà cung cấp tiềm năng để mua tro trấu silica về phát triển loại lốp xe mới này.
T.A (tổng hợp)
Related posts:
- MDF VRG Kiên Giang: Tiết kiệm 290 triệu đồng/tháng nhờ sử dụng tràm bông vàng sản xuất ván MDF CARB,...
- Luôn gắn chặt lợi ích người lao động với lợi ích vườn cây
- Đặc tính cao su latex không có ammonia và hàm lượng protein cực thấp (Kỳ cuối)
- Chuyện về một Tổ trưởng Tổ cơ giới: "Nghe đất thở, nghe cây lên tiếng"
- Tái sử dụng nước thải tiết giảm 1 tỷ đồng/năm
- Chống úng cho cao su tại vùng Ia Mơr
- Tổ 6, Nông trường 1, Cao su Phú Riềng dự kiến năng suất vườn cây 3,4 tấn/ha
- Cải tiến máy thổi lá
- Nâng cao hiệu quả chế biến mủ SVR CV
- Thực hiện nhiều giải pháp để ổn định lao động