CSVN – Hiện nay toàn nông trường có 100% công nhân khai thác đều đạt loại giỏi trở lên, trong đó 99% công nhân được xếp loại xuất sắc. Nhờ đó, tỷ lệ vượt sản lượng hàng năm của Tân Hưng đạt gần 26%.
Cụ thể, với việc mở miệng cạo đầu tiên năm 2011 nông trường đã khai thác được 198,2 tấn, đạt 123,8% so với kế hoạch công ty giao. Năm 2012 khai thác được 575 tấn, đạt 127,8%. Năm 2013 khai thác được 1.619 tấn, đạt 124,5%. Với tổng sản lượng khai thác được năm 2014 là 2.581 tấn, NT Tân Hưng vượt sản lượng 27,7% so với kế hoạch giao.
Chủ động nguồn lao động trên vùng đất khó
Tại Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến, giai đoạn 2009 – 2014 Công ty CPCS Đồng Phú tổ chức vừa qua, ông Phạm Quang Trực – GĐ NT Tân Hưng cho biết, đặc thù NT gặp rất nhiều khó khăn do đứng chân trên địa bàn 2 xã (Tân Hưng và Tân Lợi) vùng sâu vùng xa của huyện Đồng Phú. Điều kiện sinh hoạt xa trung tâm hành chính, giao thông đi lại khó khăn, nhu cầu sinh hoạt tối thiểu thiếu thốn nên việc thu tuyển lao động đã khó lại càng khó khăn hơn.
Để giải bài toán về lao động, ngoài việc tuyển dụng lao động địa phương, lãnh đạo NT Tân Hưng đã cử người ra các tỉnh phía Bắc để tuyển mộ. Để giữ chân người lao động, NT đã xây nhà ở ấp Thạch Màng (xã Tân Lợi) và ấp Pa Pếch (xã Tân Hưng) của huyện Đồng Phú làm chỗ ở cho trên 300 công nhân.
Song song đó, triển khai nhanh hệ thống giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại chăm sóc vườn cây, vận chuyển nhu yếu phẩm của NT cũng như nhân dân địa phương trong vùng dự án. Đặc biệt, tại các khu nhà ở cho công nhân đều được trang bị máy phát điện, ti vi, hệ thống nước sinh hoạt… Nhờ đó lãnh đạo NT đã tạo được niềm tin cho người lao động, cũng như tạo động lực tốt để toàn thể CBCNV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
[stextbox id=”stb_style_259398″]Dòng mủ đầu tiên được khơi thông trên mảnh đất Tân Hưng vào năm 2011 đã khẳng định hướng đi đúng đắn của lãnh đạo tỉnh Bình Phước và VRG. Dự án này không chỉ hạn chế nạn phá rừng trên địa bàn, thu hồi đất bị lấn chiếm mà còn tạo nhiều việc làm cho người dân địa phương…[/stextbox]Trong thực hiện các kế hoạch sản xuất, những năm qua, ngoài việc chăm sóc vườn cây đúng kỹ thuật; phòng trừ bệnh kịp thời, những diện tích cao su bị úng nước cục bộ, trồng trên đất xấu, nông trường đều có chế độ chăm sóc đặc biệt. Riêng lĩnh vực đào tạo nghề, lãnh đạo NT nhận định đây là yếu tố then chốt để nâng cao năng suất vườn cây.
Chính vì vậy, trong 5 năm qua, nông trường đã mở lớp đào tạo và bồi dưỡng thu hoạch mủ cho hàng trăm lượt công nhân, đồng thời thường xuyên kiểm tra kỹ thuật khai thác tại từng phần cây, tổ sản xuất. Do đó, hiện nay toàn NT có 100% công nhân khai thác đều đạt loại giỏi trở lên, trong đó 99% công nhân được xếp loại xuất sắc.
Dự án được hình thành từ chương trình đổi đất lấy hạ tầng
Năm 2005, trên mảnh đất Tân Hưng, thực hiện chủ trương của Tổng Công ty CSVN (nay là VRG) và UBND tỉnh Bình Phước về việc CTCS Đồng Phú, (nay là Công ty CP Cao su Đồng Phú) bàn giao cho tỉnh trên 1.000 ha cao su để phát triển cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp – dịch vụ. Ngược lại, tỉnh bàn giao cho CTCS Đồng Phú 2.598 ha đất lâm nghiệp để phát triển cao su, trồng rừng và chăn nuôi gia súc.
Để thực hiện chủ trương trên, Ban chỉ đạo 3309 huyện Đồng Phú được thành lập và đã tích cực điều tra, quy hoạch và thu hồi, giải tỏa các diện tích đất lâm nghiệp bị xâm canh, lấn chiếm trái phép giao cho công ty thực hiện dự án.
Tuy nhiên, những năm đầu thực hiện dự án, CBCNV Nông trường Tân Hưng đã gặp không ít khó khăn do một bộ phận người dân không hiểu mục đích của dự án nên đã tập trung ngăn cản các cán bộ, công nhân nông trường thực thi nhiệm vụ.
Song, bằng những nỗ lực tuyên truyền, vận động của tập thể CBCNV nông trường cùng với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương nên những vướng mắc đó đã được giải quyết ổn thỏa. Tính đến nay, tổng diện tích NT được giao quản lý là 2.350 ha đất tự nhiên, trong đó có 1.265,86 ha cao su khai thác và 85,08 ha cao su kiến thiết cơ bản.
Bài, ảnh: Ng. Cường
Related posts:
- Cây cao su cùng giúp đồng bào ấm no
- Các công ty cao su Duyên hải miền Trung ổn định sản xuất, chăm lo cho người lao động
- Cao su Hòa Bình tổ chức thành công Hội thi Bàn tay vàng năm 2024
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su tổng kết công tác an ninh trật tự
- Thu nhập người lao động Cao su Tây Ninh đạt 10,6 triệu đồng/người/tháng
- Cao su Lai Châu quyết tâm khai thác hơn 7.140 tấn mủ trong năm 2024
- Cao su Bà Rịa cần phấn đấu hoàn thành tốt hơn nữa các kế hoạch đề ra
- Cao su Kon Tum: 30 năm thành lập, "về đích" sớm 34 ngày
- Tại sao nông dân chưa thể làm giàu từ cây cao su?
- Nông trường Santuk 1 giải nhất hội thi bàn tay vàng Cao su Tân Biên Kampong Thom