CSVN – VRG vừa bổ sung các giải pháp quản lý kỹ thuật trong việc triển khai chế độ cạo với nhịp độ D4.
>> Cao su Đồng Phú tiên phong áp dụng rộng rãi cạo D4
Theo đó, trong thời gian đầu khi chuyển từ nhịp độ cạo D3 sang nhịp độ cạo D4 sẽ gặp ảnh hưởng giảm năng suất do cây cần có thời gian thích nghi với nhịp sinh học của nhịp độ cạo mới, cũng như do ảnh hưởng của xáo trộn về tổ chức lại phần cạo, các đơn vị phải tổ chức ổn định phần cạo sớm và kiên trì trong áp dụng nhịp độ cạo D4.
Về áp dụng kích thích mủ trong cạo D4, việc kích thích mủ rất quan trọng để đạt năng suất hiệu quả. Biện pháp kích thích mủ gồm kích thích sớm đầu vụ ngay trong tháng 5 khi lá ổn định và có 1 – 2 cơn mưa. Nếu đợt kích thích mủ đầu tiên bị trễ do các điều kiện thời tiết, cần thực hiện đợt kế tiếp sau 3 tuần. Các đợt còn lại cách nhau 1 tháng vào các tháng như đã nêu trong Điều 131, Quy trình Kỹ thuật 2012.
Việc kích thích sớm vào đầu vụ cạo rất quan trọng để kích hoạt hệ thống sản sinh mủ của mặt cạo. Cần lưu ý kích thích đầu vụ không phụ thuộc vào việc bón phân. Số lần sử dụng kích thích mủ ET 2,5% cho nhịp độ D4 như sau: Năm cạo 1: ET 2,5% Pa 4/y; Năm cạo 2– 5: ET 2,5% Pa 5-6/y; Năm cạo 6: ET 2,5% Pa 6-7/y (miệng cạo xuống gốc BO1); Năm cạo 7-10: ET 2,5% Pa 5-7/y; Năm cạo 11-18: Miệng ngửa ET 2,5% Pa 5/y, miệng úp: ET 2,5% La 8/y.
Lưu ý với năm cạo 1, áp dụng đợt kích thích mủ vào đầu vụ cạo, các đợt còn lại vào các tháng cao điểm sản lượng khi thời tiết thuận lợi theo vùng. Cần phải theo dõi khả năng đáp ứng với kích thích theo từng giống cao su cụ thể để điều chỉnh số lần kích thích phù hợp trong giới hạn tổng số lần kích thích đã nêu. Chủ động sớm nguồn chất kích thích theo lịch trình áp dụng, không để bị động dẫn đến áp dụng không kịp thời điểm.
Về quy định hao dăm khi áp dụng nhịp độ cạo D4, hao dăm lát cạo: 1,3mm – 1,5mm/lát cạo, hao vỏ cạo < 15cm/năm cạo.
P.V
[stextbox id=”stb_style_259398″ caption=”Kết thúc thời vụ trồng mới đúng yêu cầu”]
Năm 2015, tình hình nắng hạn khá gay gắt, nhiều vùng mưa đến muộn đã ảnh hưởng đến tiến độ trồng mới. Để đảm bảo chất lượng vườn cây tái canh trồng mới 2015, lãnh đạo VRG yêu cầu các công ty tập trung đẩy nhanh tiến độ cưa cắt, trồng mới khi đủ độ ẩm, tuân thủ đúng về yêu cầu kết thúc thời vụ trồng mới và trồng dặm của từng khu vực.
Theo đó, Khu vực miền núi phía Bắc kết thúc trước ngày 15/7, khu vực Đông Nam bộ, Bình Thuận, Tây Nguyên, Lào và Campuchia trước 31/7, Duyên hải miền Trung, Bolykhamxay Hà Tĩnh và Quảng Trị Sa Mùi trước 30/10.
[/stextbox]
Related posts:
- Sáng kiến làm lợi hàng tỷ đồng
- Chống úng cho cao su tại vùng Ia Mơr
- Đoàn thợ giỏi cao su Sa Thầy: Thành quả là cả quá trình rèn luyện
- Chăm sóc cây cao su thời giá bán mủ thấp
- Giải pháp đảm bảo năng suất, sản lượng cao và bền vững tại Cao su Phú Riềng (bài 2)
- Quản lý bệnh phấn trắng hiệu quả: Tiền đề nâng cao năng suất mủ cao su
- Mô hình trồng xen cây họ đậu (*)
- A lô, tổ vá xe lưu động đây!
- Hiệu quả từ phong trào “Giúp nhau trở thành thợ giỏi”
- Cao su Bình Long: Xen canh cây ngắn ngày giúp tăng thu nhập