CSVN – VRG giao cho 2 đơn vị: Công ty CPCS Điện Biên và Công ty CPCS Mường Nhé – Điện Biên thực hiện kế hoạch trồng mới, tái canh trên địa bàn tỉnh Điện Biên là 390ha. Trong đó, Công ty CPCS Điện Biên trồng 190ha (gồm 30ha trồng mới và 160ha trồng tái canh); Công ty CPCS Mường Nhé – Điện Biên trồng 200ha (gồm 100ha trồng mới và 100ha trồng tái canh).
So với những năm trước, kế hoạch trồng mới tại Công ty CPCS Điện Biên giảm mạnh, bằng 5,8% so với năm 2014. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nên đến thời điểm này, công ty mới thực hiện trồng mới được hơn 70% kế hoạch.
Ông Phan Văn Lợi, TGĐ Công ty CPCS Điện Biên cho biết, kế hoạch trồng mới năm nay, gặp khá nhiều khó khăn do diện tích trồng mới này đều là trồng vét, mỗi khu vực chỉ một vài ha để đảm bảo yếu tố liền vùng liền khoảnh đối với những diện tích trồng từ những năm trước; tuyệt đối không khai hoang trồng mới.
[stextbox id=”stb_style_259398″]Thực hiện chủ trương cắt giảm 30% suất đầu tư nông nghiệp của VRG, buộc doanh nghiệp phải hạch toán, rà soát lại các hạng mục để cắt giảm cho phù hợp. Ông Phan Văn Lợi cho biết: Năm 2014 suất đầu tư cho 1 héc ta cao su là 173 triệu đồng thì năm 2015 chỉ còn 115 triệu đồng/ha. “Liệu cơm gắp mắm”, công ty buộc giảm chi phí đầu tư, giảm nhân công, giảm lượng bón phân, các hạng mục xây dựng ngoài hàng rào…[/stextbox]Do trồng vét, địa bàn thường ở vùng sâu, vùng xa, diện tích nhỏ lẻ, manh mún nên quá trình vận chuyển cây giống, phân bón cực kỳ khó khăn, nhất là trong mùa mưa. Vì vậy sau gần 1 tháng triển khai công ty trồng mới được khoảng 20ha và trồng tái canh gần 80ha. Toàn bộ diện tích trồng mới và tái canh đều được trồng bằng cây bầu 1 – 2 tầng lá hoặc tum bầu 2 – 3 tầng lá ổn định. Năm nay các giống cao su được đưa vào trồng chủ yếu là IAN 873, RRIV 124, RRIM 712… Đây là những giống chịu lạnh tốt, năng suất cao và có khả năng kháng bệnh.Một nguyên nhân làm kế hoạch trồng mới cao su chậm là do một số diện tích đã khai hoang từ năm trước, hạ băng, đào hố, lấp phân nhưng khi vào vụ bà con giữ đất không cho doanh nghiệp trồng, vì chưa nhận được hết tiền hỗ trợ chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang trồng cao su theo Quyết định số 16 ngày 30/5/2011 của UBND tỉnh ban hành chính sách tạm thời về hỗ trợ phát triển cây cao su.
Tại huyện Tuần Giáo, diện tích giao trồng mới hơn 21ha, nhưng đến thời điểm này mới trồng được hơn 4ha tại xã Mùn Chung, còn 16ha tại bản Co Phát (xã Nà Tòng) chưa thể triển khai trồng mới vì bà con giữ đất do chưa nhận được hết số tiền hỗ trợ của tỉnh theo quy định.
Ông Nguyễn Đức Tính, Giám đốc NTCS Tuần Giáo cho biết: Việc bà con giữ đất ảnh hưởng khá nhiều đến tiến độ trồng mới. Theo tính toán sơ bộ số tiền bà con chưa nhận đủ theo Quyết định 16 của UBND tỉnh tại bản Co Phát khoảng 70 triệu đồng. Để người dân yên tâm giao đất cho doanh nghiệp, chúng tôi sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức họp dân vào cuối tháng 6, vận động bà con giao đất, đẩy nhanh tiến độ trồng mới và phấn đấu hoàn thành trồng mới chậm nhất vào cuối tháng 7 tới.
Bài, ảnh: Gia Kiệt
Related posts:
- Mở miệng khai thác và khánh thành nhà máy Cao su Tân Biên - Kampong Thom
- Bền vững từ nhận thức
- Cao su Dầu Tiếng thực hiện tốt công tác an ninh trật tự trên địa bàn
- Đảng bộ Cao su Bình Long: Khẳng định sự phát triển bền vững
- Cao su Bình Long tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi
- Kỳ vọng từ những buổi đối thoại trực tiếp
- Khánh thành khu nghiên cứu thí nghiệm cao su tầm cỡ khu vực
- Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải tổng tiến công toàn lực, mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn để dập dịch
- Cao su Dầu Tiếng sáp nhập phòng thi đua vào phòng tổ chức
- Global Witness đánh giá cao chương trình tham vấn cộng đồng của VRG