CSVN – Nâng cao chất lượng sản phẩm là tất yếu để tối đa hóa lợi nhuận và khẳng định thương hiệu đơn vị, thời gian qua, chị Lê Thị Lệ Hằng – Phó phòng Quản lý chất lượng (QLCL), TCT CS Đồng Nai đã không ngừng tìm tòi, cải tiến kỹ thuât, nghiên cứu và áp dụng những biện pháp mới, có hiệu quả vào khâu QLCL đem lại kết quả cao. Sản ph c khẳng định vị thế và được khách hàng tin tưởng.
Chất lượng sản phẩm là vấn đề hàng đầu
Là con của CBCNV TCT CS Đồng Nai, rời ghế giảng đường Đại học, chị trở về công tác tại TCT với mong muốn tiếp nối truyền thống gia đình và góp công sức nhỏ bé của mình cho sự phát triển của TCT nói riêng và ngành cao su nói chung. Mười năm gắn bó với đơn vị là thời gian chị miệt mài, tâm huyết với công việc chuyên môn ở Phòng QLCL.
Những sáng kiến của chị và đồng nghiệp luôn được Ban lãnh đạo TCT đánh giá cao và cho áp dụng vào thực tiễn. Thành tích của chị không chỉ được đo bằng những phần thưởng cao quý mà Tập đoàn, TW Đoàn trao tặng, mà còn được ghi nhận bởi chất lượng sản phẩm của TCT ngày càng được khách hàng đánh giá cao.
[stextbox id=”stb_style_259398″]Đạt được nhiều thành tích, danh hiệu nhưng chị vẫn luôn khiêm tốn. Với chị, đó là công sức chung của cả tập thể, những sáng kiến, cải tiến của chị cũng nhờ sự hỗ trợ của đồng nghiệp và sự tin tưởng cho áp dụng vào thực tiễn của Ban lãnh đạo TCT.[/stextbox]Chị cho biết: “Một trong những nhiệm vụ của phòng QLCL là nghiên cứu và đề xuất áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chế biến cao su thiên nhiên và quản lý chất lượng. Được sự quan tâm của Lãnh đạo TCT, sự phối hợp của các đơn vị phòng ban chức năng và lãnh đạo phòng luôn tạo điều kiện để phát huy tính sáng tạo, bản thân tôi luôn ý thức học tập, trau dồi kiến thức, năng lực trong công tác, tích cực hăng say lao động, thực hiện cải tiến sáng tạo trong công việc. Chất lượng sản phẩm là vấn đề hàng đầu, vì vậy tôi và tập thể luôn nỗ lực hết mình để có được sản phẩm tốt nhất, tạo uy tín với khách hàng”.
Cải tiến nảy sinh từ thực tiễn
Chị đã tham gia cải tiến quá trình “Kiểm nghiệm cao su tại phòng thí nghiệm (PTN) VILAS 002” của TCT. PTN này được Văn phòng Công nhận chất lượng thuộc Bộ Khoa học Công nghệ công
nhận đủ năng lực để thực hiện các phép thử theo ISO/IEC 17025. Tổng số phép thử được công nhận là 28 cho ba dây chuyền kiểm nghiệm cao su cốm, latex ly tâm và nước thải của các nhà máy sơ chế cao su. Từ công suất lắp đặt 90 mẫu/ca (tương đương 30 tấn/ ca) tăng lên đến 600 mẫu/ ngày (tương đương 200 tấn/ ngày).
Hiện nay, các chứng chỉ kiểm nghiệm (Test certificate) cấp ra có giá trị quốc tế, được cấp cho tất cả sản phẩm cao su của TCT. Cải tiến này giúp hoàn thiện quá trình kiểm nghiệm, được các khách hàng lớn như Weber, Sumitomo, Syntex đánh giá cao. Từ đó, kết quả kiểm nghiệm dùng trong việc QLCL có giá trị pháp lý trong toàn quốc và một số nước có công nhận lẫn nhau, tạo điều kiện hợp tác giữa các PTN trong nước và trên thế giới.
Do hệ xúc tác Selenium có tính độc hại, gây ảnh hưởng sức khỏe kiểm nghiệm viên và gây ô nhiễm môi trường xung quanh, chị thực hiện thí nghiệm thay thế hệ xúc tác Selenium bằng hệ xúc tác Devarda. Lợi ích của cải tiến này giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường xung quanh, giảm thiểu khả năng gây độc hại cho kiểm nghiệm viên, giảm chi phí hóa chất, đồng thời không ảnh hưởng đến tính chính xác kết quả đo. Đây cũng là cải tiến chị tâm đắc nhất.
Chị chia sẻ: “Cải tiến thường nảy sinh từ thực tiễn, qua việc khắc phục những tồn tại và không phù hợp, từ đó suy nghĩ những cải tiến để công việc hiệu quả hơn. Những cải tiến trong công việc dù lớn hay nhỏ, nếu được khích lệ NLĐ sẽ hăng say hơn, phát huy được năng lực và tính sáng tạo”.
Quỳnh Mai
Related posts:
- Cao su Việt Lào: Thảo Văn Chợt - Giữ vững “ngôi vương”
- Người công nhân giỏi việc nước, đảm việc nhà
- Người tổ trưởng luôn đề cao vai trò nêu gương
- Nguyễn Thị Hồng Đào hoàn thành kế hoạch sớm nhất NT Đồng Nơ
- Rèn luyện qua thực tế để trưởng thành trong tương lai
- Đoàn kết là sức mạnh để ngành cao su phát triển
- "Vàng trắng phía Bắc chứa bao tâm huyết, nghĩa tình"
- Nỗ lực đạt danh hiệu "Bàn tay vàng"
- "Già làng" trong lòng dân
- Nữ công nhân dân tộc Châu Ro "Hai Giỏi"