CSVN – Từ chuyến tham quan học tập công nghệ xử lý nước thải (XLNT) ở Ấn Độ, VRG đã thử nghiệm thành công và xây dựng nhà máy xử lý nước thải, trong đó thu hồi khí biogas làm nhiên liệu tái sử dụng đầu tiên ở Việt Nam tại Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam.

Biến nước thải thành nguồn năng lượng tái tạo
Nước thải của các cơ sở chế biến cao su có mức độ ô nhiễm cao (COD từ 215 ÷ 1518 mg/l, BOD5 từ 210 ÷ 980 mg/l, tổng Nitơ hữu cơ từ 21 ÷ 98 mg/l, tổng P từ 1,4 ÷ 6,5 mg/l, SS từ 280 ÷ 654 mg/l) và rất khó xử lý hiệu quả bằng các công nghệ truyền thống. Các hệ thống hồ sinh học tự nhiên vừa tốn nhiều mặt bằng và chi phí xây dựng, trong khi đó, các hệ thống xử lý sinh học hiếu khí thì đòi hỏi chi phí đầu tư và vận hành lớn, vượt quá khả năng tài chính của nhiều đơn vị, nhưng hiệu quả cũng chưa thật sự ổn định, nhất là khi vận hành ở các tải trọng hữu cơ cao.
Ông Nguyễn Hoàng Thái – Phó Ban Công nghiệp VRG, cho biết: “Với công nghệ xử lý bằng các hồ kị khí kết hợp thu hồi biogas, các nhà máy chế biến cao su có một cơ hội hết sức lý tưởng và tuyệt vời, đó là: chuyển đổi từ phương thức quản lý tập trung vào kiểm soát ô nhiễm nước thải sang biến nước thải thành nguồn năng lượng tái tạo (dưới dạng biogas hoặc điện năng) phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Công nghệ này đã và đang chứng minh được những ưu thế vượt trội: ít tốn mặt bằng, hiệu quả xử lý nước thải cao hơn và ổn định hơn, giảm mùi hôi, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, và quan trọng hơn là có thể thu hồi phần lớn lượng khí sinh học (biogas) được tạo ra trong quá trình phân hủy yếm khí nước thải để sản xuất nhiệt năng hoặc điện năng”.

Mặc dù cần một khoảng chi phí đầu tư tương đối cho việc chuyển chất thải thành năng lượng nhưng bù lại các sản phẩm năng lượng được tạo ra hoàn toàn có thể thay thế các nhu cầu về nhiên liệu và điện năng, và kinh nghiệm thực tế ở nhiều dự án tại Ấn Độ cho thấy: thời gian hoàn vốn của dự án không quá 1 năm.

Khí biogas tái sử dụng để sấy cao su
Hệ thống XLNT kết hợp thu hồi khí biogas của Nhà máy Chế biến Cao su Hiệp Đức, Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam được thử nghiệm và xây dựng bởi Ban Công nghiệp VRG và Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Sau khi thử nghiệm và tiến hành xây dựng, nhà máy có hệ thống XLNT đạt cột A (QCVN 01:2008/BTNMT), chi phí xử lý thấp và việc tái sử dụng khí biogas làm giảm đáng kể chi phí sản xuất (XLNT và nhiên liệu).
Ưu điểm của hệ thống XLNT kết hợp thu hồi khí biogas của Nhà máy Chế biến Cao su Hiệp Đức là hàm lượng chất COD (nhu cầu oxy hóa học) và BOD (nhu cầu oxy sinh hóa) trong nước thải sẽ được xử lý, khắc phục trên 90% ô nhiễm. Mặt khác nó sẽ tạo ra một giá trị kinh tế lớn là cung cấp khí biogas làm nhiên liệu đốt cho các lò đốt để sấy cao su, thay thế cho các nhiên liệu khác mà các nhà máy đang dùng như vỏ hạt điều, dầu hạt điều, dầu FO, củi, trấu… vốn gây ô nhiễm môi trường.
Việc sử dụng khí biogas làm chất đốt sẽ rẻ hơn các chất đốt khác khoảng 25-30%.Tính năng kỹ thuật cao của hệ thống là đảm bảo nước thải của nhà máy biogas có thể chứa hàm lượng COD 95% ít hơn so với khi nhận nước thải trực tiếp từ các nhà máy chế biến cao su.
Trần Huỳnh
Related posts:
Xen cây dược liệu trên đất cao su: Cách làm hiệu quả
Cao su Việt Lào: Mô hình kiểu mẫu tại nước ngoài của VRG (Kỳ 2)
Giải thưởng Cao su Việt Nam, Phú Riềng Đỏ: trân trọng những đóng góp to lớn của người lao động
Đổi mới phương pháp đào tạo để nâng cao chất lượng phong trào “Luyện tay nghề - Thi thợ giỏi”
Cao su Kon Tum: Tìm biện pháp hữu hiệu thích ứng với thời tiết
"Cao su Việt Nam" - Giải thưởng của niềm đam mê sáng tạo
Khoán vườn cây lâu dài tạo ổn định về lao động
Tay nghề giỏi để tăng năng suất
Quy trình sản xuất mủ tờ của công ty cao su Lộc Ninh
Cao su Chư Prông thực hiện tốt "3 chủ động" trong tái canh cao su
có thể cho tôi biết là trong mot ngày thu đc bao nhiêu m3 khí biogas ko ạ