CSVN – Tại cuộc họp giao ban trưởng phó phòng ban VRG đầu năm 2015, TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận đánh giá cao báo cáo kế hoạch 2015 của các ban, đã thể hiện tinh thần trách nhiệm, quyết tâm trong những ngày đầu tháng đầu năm 2015. “Kết quả đạt được trong năm 2014 có đóng góp rất cao của các ban tham mưu. Trên tinh thần nội dung hôm nay, các ban chủ động triển khai, tích cực giúp sức cho lãnh đạo VRG thực hiện quyết liệt kế hoạch đề ra”, TGĐ Trần Ngọc Thuận nói.
>> Hiến kế giải pháp cho năm 2015
5 việc cần làm trong công tác nông nghiệp
“Cần phải xác định năng lực ta có là gì, đã khai thác hết chưa, hiệu quả đến đâu. Các ban cần tham mưu trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành để có định hướng, giải pháp phát triển phù hợp. Ví dụ như hiện nay giá bán mủ cao su trong các dự án đầu tư từ trước đến nay vẫn ở mức cao. Nên dự toán lại ở mức từ 1.500 -2.500 USD/tấn. Phải chấp nhận mức giá này để điều hành sản xuất”, TGĐ nêu vấn đề.
Tại cuộc họp, các ban đã đưa ra kế hoạch cụ thể, chi tiết các công việc thực hiện trong năm 2015. Trong đó nhấn mạnh những công việc trọng tâm để lãnh đạo Tập đoàn cho ý kiến chỉ đạo. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Ban Quản lý kỹ thuật (QLKT) đã đưa ra các công tác chủ đạo như tập trung chỉ đạo, giám sát công tác quản lý kỹ thuật theo trọng tâm vùng khó khăn như miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, Lào và Campuchia. Khắc phục những tồn tại chủ quan trong công tác QLKT khai thác, thực hiện tốt Quy trình kỹ thuật điều chỉnh năm 2014; hợp tác với Viện NCCS, từng bước áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trên vườn cây kinh doanh nhằm nâng cao năng suất mủ ổn định và bền vững. Tăng cường chuyển đổi chế độ khai thác phù hợp theo hướng tăng năng suất lao động, đáp ứng hiện trạng thiếu lao động khai thác.
TGĐ Trần Ngọc Thuận đã nhấn mạnh 5 việc cần làm với Ban QLKT là nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, tham gia vào quản lý giá thành, công tác giống, công tác khai thác và hệ thống tổ chức. Về yếu tố nông nghiệp trong giá thành, TGĐ cho rằng hiện nay chi phí trong thời kỳ xây dựng cơ bản rất lớn, nếu giảm lại thì hiệu quả trong thời kỳ khai thác sẽ cao. Ngay cả khi khai thác nếu giảm được chi phí thì hiệu quả sẽ tăng mạnh hơn. Ngược lại nếu quản lý khai thác không tốt thì năng suất không có. “Sau chuyển đổi chế độ cạo sang D4 còn tính tới D5. Chúng ta không ngại giảm lao động ở những vùng có mức sống cao”, TGĐ cho biết.
Lồng ghép nhiều mục tiêu để thích nghi, tồn tại
Với Ban Kế hoạch Đầu tư (KHĐT), ngoài 2 nhiệm vụ trọng tâm là giao kế hoạch và tái cơ cấu, đại diện Ban cho biết, khó khăn nhất trong năm 2015 vẫn là giá bán thấp cùng với thu nhập người lao động giảm, ảnh hưởng đến cân đối tài chính, kết quả sản xuất của doanh nghiệp. Thách thức này buộc doanh nghiệp phải thực hiện nhiều giải pháp để thích nghi, tồn tại.
Ban đã chủ động đưa ra nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn tại Văn bản 3606/CSVN-KHĐT; Quản lý tốt chi phí, giá thành, suất đầu tư dự án, suất đầu tư nông nghiệp; Ưu tiên đầu tư cho các công trình trực tiếp phục vụ sản xuất, cắt giảm các hạng mục đầu tư không thực sự cần thiết…Trong đó nhấn mạnh cần phải phát huy tính chủ động của doanh nghiệp, tăng cường quản lý chi phí giá thành, làm thế nào nâng cao hiệu quả quản lý trong điều kiện hiện nay, bằng cách lồng ghép nhiều mục tiêu.
TGĐ lưu ý Ban KHĐT phải quản lý chặt chẽ hiệu quả dự án, quản lý đầu tư như thế nào để đảm bảo hiệu quả, đầu tư đến đâu thì phải xem hiệu quả đến đó, không điều chỉnh mức đầu tư tăng và chú ý đầu tư theo năng lực vùng miền. Ngoài ra cần hoàn thiện tính pháp lý của dự án, Ban đã cố gắng thực hiện nhưng chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến đầu tư ở nước ngoài. Trong quản lý giá thành, Ban chủ động phối kết hợp với các ban chuyên môn khác để quản lý các yếu tố trong giá thành, như kỹ thuật, lao động tiền lương, chế biến…
Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm đưa vào quy định, chế tài
Trước chủ trương quyết liệt chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, Ban Công nghiệp đã đưa ra 2 lĩnh vực mũi nhọn tập trung thực hiện trong năm 2015 là chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, tăng tỷ trọng mủ SVR 10, 20 và sản xuất sạch hơn theo hướng tiết kiệm nhiên vật liệu. Theo ông Đặng Quang Trung – Trưởng ban Công nghiệp VRG, làm sao để mủ đưa từ vườn cây về nhà máy là mủ sạch đáp ứng yêu cầu sản xuất ra chủng loại mủ 10, 20 có giá thành thấp. Sản xuất sạch hơn thì theo hướng đảm bảo môi trường, tiêu thụ ít vật tư hóa chất, đảm bảo hạ giá thành sản phẩm. Yếu tố môi trường ở đây không chỉ là nước thải mà tổng hợp nhiều yếu tố.
[stextbox id=”stb_style_259398″]TGĐ yêu cầu chủng loại sản phẩm phải được đưa vào quy chế, quy định, bắt buộc thực hiện và là chiến lược xuyên suốt. Cơ cấu sản phẩm phải được kế hoạch hóa, đưa ra chỉ tiêu chứ không phải “phấn đấu”. Cần xác định, định vị sản xuất những gì thị trường cần.[/stextbox]Trong việc thay đổi cơ cấu sản phẩm phải lưu ý phải thay đổi cơ bản về quy trình, công nghệ, nhưng theo hướng cải tạo dây chuyền cũ, trong điều kiện hiện nay không thể đầu tư xây dựng mới. Về sản xuất sạch thì định mức kinh tế kỹ thuật phải giảm, cũng liên quan đến yếu tố công nghệ, thiết bị. “Riêng giảm axit sunfuaric phải làm tới cùng, quyết liệt, phải dùng biện pháp chế tài”, TGĐ chỉ đạo.
Ngoài ra, TGĐ đề nghị Ban Công nghiệp tham mưu thêm các sản phẩm công nghiệp khác có ưu thế để xem xét và nghiên cứu sản xuất máy móc phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp, nhất là trong thời kỳ kiến thiết cơ bản khi lao động giảm sau này.
N.K
Related posts:
- 10 doanh nghiệp VRG thuộc tốp 100 Doanh nghiệp bền vững
- Chia sẻ của những “Bàn tay vàng”: Bình tĩnh, quyết tâm
- VRG về trước kế hoạch sản lượng 6 ngày
- Đón đọc Tạp chí Cao su VN số 423
- Đề xuất tặng cờ thi đua Chính phủ cho Cao su Bình Long
- Cao su Đồng Phú tạo được lòng tin đối với cổ đông
- Cao su Đồng Nai khen thưởng 238 triệu đồng cho hội thi thợ giỏi
- Các công ty cao su Đông Nam bộ cam kết hoàn thành kế hoạch năm 2024
- Bổ nhiệm lãnh đạo Cao su Chư Păh
- Cao su Ea H’leo về đích sớm gần 2 tháng