Cây cao su góp phần vun đắp quan hệ hữu nghị Việt – Lào

CSVN Xuân – Năm 2015 sẽ kỷ niệm 40 năm thành lập Hội hữu nghị VN – Lào (1975-2015). Nhân dịp này, ông Trần Ngọc Thuận – Bí thư Đảng ủy, TGĐ VRG, Trưởng Ban chỉ đạo phát triển cao su của VRG tại Lào, đã chia sẻ về ý nghĩa kinh tế và chính trị của thỏa thuận hợp tác đầu tư trồng cao su tại Lào của VRG; đồng thời nêu lên một số kiến nghị  nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại giữa hai nước Việt – Lào.
Phó Thủ tướng Lào Somsavad Lengsavath, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Lào - VN (thứ 9 từ phải qua), dự lễ khai thác mủ CS lần đầu tiên của Công ty CPCS Quasa-Geruco, tổ chức vào ngày 7/5/2014. Ảnh: Từ Huy
Phó Thủ tướng Lào Somsavad Lengsavath, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Lào – VN (thứ 9 từ phải qua), dự lễ khai thác mủ CS lần đầu tiên của Công ty CPCS Quasa-Geruco, tổ chức vào ngày 7/5/2014.
Ảnh: Từ Huy

– Ông có thể chia sẻ ý nghĩa về kinh tế và chính trị của thỏa thuận hợp tác đầu tư trồng cao su tại Lào của VRG?

Ông Trần Ngọc Thuận: Thực hiện Hiệp định hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và Bản ghi nhớ một số nội dung hợp tác giữa Chính phủ VN và Chính phủ Lào đã ký kết ngày 10/5/2004, TCT Cao su VN (nay là VRG) đã ký Hiệp định hợp tác với Ủy ban Hợp tác và Đầu tư nước CHDCND Lào vào ngày 18/1/2005.

Đầu năm 2005,VRG đã tiến hành khảo sát và thành lập Công ty CPCS Việt – Lào tại tỉnh Champasak. Đây là doanh nghiệp đầu tiên của VRG triển khai đầu tư phát triển cao su ra nước ngoài. Dù gặp không ít khó khăn trong giai đoạn đầu, nhưng với sự quyết tâm cao của VRG và của CBCNV công ty; sự hỗ trợ đắc lực của Chính phủ, các cơ quan ban ngành và địa phương ở Lào, Công ty CPCS Việt – Lào đã triển khai dự án rất nhanh và hiệu quả.

[stextbox id=”stb_style_259398″]Đến nay, CHDCND Lào đã cấp  423 dự án cho các doanh nghiệp VN với tổng số vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD, đứng thứ 2 trong các quốc gia đầu tư vào Lào. [/stextbox]

Theo kế hoạch, dự án trồng mới 10.000 ha cao su sẽ được thực hiện trong 5 năm, nhưng chỉ đến cuối 2007, công ty đã về đích, hoàn thành mục tiêu trước thời hạn 2 năm. Năm 2011, công ty đã đưa 2.691 ha vào khai thác kinh doanh, đạt sản lượng 1.555 tấn. Ngày 10/2/2012, công ty đưa nhà máy chế biến công nghệ tiên tiến có công suất 15.000 tấn/năm giai đoạn 1 vào hoạt động.

Sau dự án trồng 10.000 ha cao su tại tỉnh Champasak, năm 2007, VRG tiếp tục triển khai dự án thứ hai bằng việc thành lập Công ty CPCS Quasa- Geruco tại tỉnh Shavanakhet, thuộc miền Trung Lào. Ngày 7/5/2014, Công ty CPCS Quasa – Geruco đã tổ chức lễ khai thác mủ cao su đợt đầu tiên.

Tính chung đến nay, VRG đã triển khai 8 dự án trồng cao su tại Lào với tổng diện tích gần 30.000 ha. Tổng mức đầu tư cho các dự án là 6.000 tỷ đồng. Năm 2012, sau khi trồng thành
công tại Nam Lào, VRG đã thành lập Công ty Cao su Đồng Nai – Bắc Lào để mở rộng diện tích ở tỉnh Oudomxay (Bắc Lào). Năm 2014, VRG đã thành lập Văn phòng đại diện tại thủ đô Viêng Chăn để làm đầu mối triển khai các dự án trồng cao su tại Lào.

Nhìn lại hoạt động đầu tư của VRG tại Lào trong những năm qua là rất hiệu quả về mặt kinh tế và ý nghĩa to lớn về xã hội. VRG chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Lào, bảo vệ môi trường… Đầu tư trồng cao su còn góp phần thay đổi tập quán du canh, du cư của người dân địa phương; tạo việc làm ổn định cho hàng chục ngàn lao động tại các địa phương với thu nhập bình quân khoảng 1 triệu đến 1,5 triệu kíp/người/tháng. Điều này khẳng định tầm nhìn chiến lược của VRG trong việc hợp tác đầu tư lâu dài tại Lào.

– Để tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác, bên cạnh hoạt động kinh tế, VRG đã thực hiện các hoạt động gắn kết doanh nghiệp với xã hội và cộng đồng tại Lào ra sao?

Ông Trần Ngọc Thuận: Chủ trương nhất quán VRG khi triển khai các dự án trồng cao su tại Lào là luôn đảm bảo và tôn trọng các lợi ích của người dân trong vùng dự án. Cùng với việc đầu tư trồng cao su, VRG đặc biệt chú trọng xây dựng các công trình hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm đồng bộ, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của cư dân và tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội.

Đến nay, VRG đã đầu tư làm hơn 800 căn nhà ở (30.000m2) cho công nhân, xây dựng hơn 5.000m2 công trình trạm xá, trường học và 100km đường cấp phối cầu cống các loại. Tại những nơi có dự án của VRG triển khai, đời sống kinh tế, xã hội của cộng đồng dân cư quanh vùng đã phát triển và chuyển biến với những điều kiện an sinh xã hội tốt hơn nhiều lần so với trước khi có dự án.
[stextbox id=”stb_style_259398″]

Để chương trình đầu tư phát triển cao su tại Lào đảm bảo hiệu quả, ổn định, bền vững lâu dài, chúng tôi có những kiến nghị sau:

Thứ nhất, Chính phủ VN bàn bạc thống nhất và sớm thúc đẩy Chính phủ Lào ban hành các văn bản hướng dẫn, các qui định cụ thể về đất đai để thực hiện chương trình hợp tác đầu tư trồng 100.000 ha cao su tại Lào đã ký kết.

Thứ hai, Chính phủ Lào cho phép chủ đầu tư được tiếp tục thực hiện các dự án theo hình thức thuê đất, thực hiện việc ký hợp đồng thuê đất và cấp quyền sử dụng đất để đảm bảo lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp VN đang đầu tư tại Lào. Đồng thời nghiên cứu điều chỉnh tăng tỷ lệ lao động nước ngoài cho phù hợp, tạo điều kiện nâng số lượng cán bộ kỹ thuật VN nhằm đảm bảo việc quản lý chất lượng vườn cây.

Thứ ba, Chính phủ Lào nên có Luật đầu tư thông thoáng hơn, ban hành các văn bản hướng dẫn và qui định cụ thể để thực hiện chủ trương khuyến khích đầu tư vào Lào, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư vào Lào.

Thứ tư, Chính phủ hai nước cần có những thỏa thuận tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển thương mại biên giới, cho hàng hóa hai nước được hưởng ưu đãi thuế suất nhập khẩu.

Mặc dù còn khó khăn vướng mắc về chính sách đất đai và nguồn lao động, nhưng với truyền thống nghĩa tình của ngành cao su VN với nhân dân và nước bạn Lào, với sự hỗ trợ tạo điều kiện pháp lý của hai Chính phủ, nhất định các dự án cao su trên đất Lào sẽ thành công, mang lại kết quả tốt đẹp cho đôi bên, góp phần gìn giữ và vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa nhân dân hai nước từ bao đời nay, góp phần vun đắp vào mối quan hệ đặc biệt VN – Lào.

TGĐ Trần Ngọc Thuận

[/stextbox]

Trung Kiên (thực hiện)