CSVNO – Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thoại – nguyên UV Thường vụ Công đoàn TCT CS Đồng Nai về kinh nghiệm trong hoạt động CĐ của mình vào những năm đầu Cao su Đồng Nai mới thành lập.
Thời gian đầu sau ngày giải phóng điều kiện còn nhiều khó khăn, bà kể: “Hồi đó Công đoàn chỉ có vài người, xe đạp không có đi. Ngày 2/6, đồng loạt công nhân CS Đồng Nai trở lại làm việc, mình hoạt động CĐ thì công nhân ở đâu mình phải ở đó. Mới hoạt động, CĐ gặp nhiều khó khăn, trình độ văn hóa của tôi mới hết lớp 7, cứ vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm, dù vất vả nhưng anh chị em vẫn quyết tâm phát động thi đua khen thưởng động viên để công nhân vững vàng sản xuất”.
Tranh thủ những ưu điểm của phụ nữ trong hoạt động CĐ, bà thường hay thủ thỉ, chuyện trò với công nhân để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của họ. Bà tiếp lời: “Phụ nữ là người giữ lửa trong gia đình nên tác động vào nữ giới hiệu quả hơn. Mình có thể nhẹ nhàng tâm tình, cùng ăn cùng sống, cạo phụ, trút mủ phụ, còn nam giới thì chỉ khái quát chung thôi, điều này lý giải vì sao hoạt động Công đoàn của TCT CS Đồng Nai thời kỳ đó 70% là nữ”.
Cả cuộc đời gắn bó với công nhân, để hôm nay khi nhắc đến CĐ CS Đồng Nai là không thể không nhắc đến những đóng góp của bà cho hoạt động CĐ Công ty. Bà chia sẻ: “Nhìn những thành quả hôm nay rất là vui mừng, phấn khởi, mừng cho giai cấp công nhân đã phát triển về mọi mặt, chỉ mong sao các em làm công tác phong trào tiếp tục vững bước đi lên, thực sự là chỗ dựa tin cậy của công nhân, đưa phong trào thi đua vào thực tiễn để công nhân yên tâm sản xuất”.
Ba mẹ bà là công tra tại Cẩm Mỹ, là con gái út trong gia đình, 19 tuổi bà tham gia hoạt động cách mạng bí mật trong vùng địch. Được sự tin cậy của cấp trên, bà được giao nhiệm vụ giao liên, giữ hộp thư mật, bảo vệ các cô chú đi họp. Ba năm sau, bà là Đội trưởng Đội tự vệ mật của Cao su A.
Năm 1961, cả đội vũ trang bị lộ và bị giặc bắt hết. Tòa án xét xử lưu động theo luật 10/59, bà bị kết án 6 năm tù nhưng thời gian lưu đày kéo dài đến 14 năm. Bà và đồng đội bị giặc đưa đến nhiều trại giam Biên Hòa, Chí Hòa, Thủ Đức, Phú Lợi và Côn Đảo (4 lần).
Ngày 30/4/1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, bà và đồng đội được Tỉnh ủy Biên Hòa – Bà Rịa đón về, sau đó chuyển sang Công đoàn khu Đông, năm 1976 bà được cấp trên chuyển về làm việc tại Công đoàn CS Đồng Nai.
Quỳnh Mai
Related posts:
- Hội thi "Bàn tay vàng" là Festival đặc biệt của ngành cao su
- Phát huy truyền thống ngành dù ở bất cứ đâu
- “Phong trào Luyện tay nghề - Thi thợ giỏi giúp tôi trưởng thành hơn”
- Trí thức trẻ tâm huyết với ngành: Xông pha lên vùng cao
- Sống nhờ nghề thì phải trân trọng nghề
- Người tổ trưởng tận tâm với công việc
- Kinh tế gia đình giúp công nhân ổn định cuộc sống
- Hoàng Văn Trung - Người luôn tận tụy với công việc
- Tận tâm với công việc, hết lòng vì công nhân
- "Đi đâu cũng không bằng làm công nhân cao su"