Chuyển đổi công nghệ chế biến SVR 3L sang SVR 10, 20

CSVN – Nhằm xây dựng các mô hình thu hoạch và chế biến mủ SVR 10, 20 với các công nghệ khác nhau phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ SVR 3L sang SVR 10, 20 với chi phí hợp lý, có hiệu quả, phù hợp với từng đơn vị, sắp tới, VRG sẽ ban hành phương án chuyển đổi theo hướng mở, không ràng buộc theo vùng miền hay mô hình nào.
Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường là chủ trương lớn của VRG. Ảnh: Tùng Châu
Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường là chủ trương lớn của VRG. Ảnh: Tùng Châu
Các mô hình chuyển đổi

Với mô hình sản xuất hiện nay chủ yếu là thu mủ nước, nên lượng mủ đông tạp chiếm tỷ lệ khoảng 15-20% trên tổng sản lượng của VRG. Mủ đông tạp gồm các loại: mủ chén, mủ đông trút vét, mủ đông tại trạm thu mủ, mủ dây, mủ tận thu hệ thống xử lý nước thải (bể gạn lọc), mủ đất. Các loại mủ chén, mủ đông được chế biến thành SVR 10; các loại mủ dây, mủ tận thu bể gạn được chế biến thành SVR 20. Công nghệ chế biến SVR 10, 20 tiêu chuẩn có tổng số 21 dây chuyền, với công suất thiết kế là 78.500 tấn/năm. Chế biến được tất cả loại mủ đông tạp.

Các nhà máy chế biến của các đơn vị thành viên VRG có thể lựa chọn 3 công nghệ chuyển đổi, kết hợp như sau:

Công nghệ SVR 10 tinh giảm được chuyển đổi bằng phương pháp vận hành từ dây chuyền SVR 10, 20 tiêu chuẩn (công nghệ không thay đổi nhiều, không đầu tư thêm thiết bị). Chế biến được tất cả các loại mủ đông khi cần và đặc biệt chế biến SVR 10 với mủ đông thu hoạch theo mô hình sạch (để đông trên chén, thu mủ nước để đông tại trạm thu mủ của đội/nông trường). Dây chuyền này có thể giảm tiêu thụ điện từ 20-30kw.

Công nghệ SVR 3L – SVR 10, 20 kết hợp có tổng số 5 dây chuyền, với công suất thiết kế là 7.500 tấn/năm. Chế biến được tất cả các loại mủ đông tạp.

Dây chuyền sản xuất mủ cốm. Ảnh: Tùng Châu
Dây chuyền sản xuất mủ cốm. Ảnh: Tùng Châu

Công nghệ SVR 10 chuyển đổi trực tiếp từ SVR 5 có thể thu mủ nước chở về nhà máy không cần bảo quản bằng amoniac, mủ có thể bị đông cục bộ, nếu mủ lẫn nước mưa có thể bảo quản bằng amoniac với hàm lượng <0,01% (để tránh đông trên tank). Nguyên liệu loại này được đánh đông ít axit hơn so với 3L khoảng 20%, sau đó được chế biến trên dây chuyền 3L truyền thống. Theo đó, sản phẩm loại này được gọi là “SVR 10 chuyển hạng”. Công nghệ này tiết kiệm chi phí chế biến so với phương pháp thu hoạch mủ nước để đông tại đội/nông trường.

Các yếu tố để lựa chọn mô hình chuyển đổi phù hợp

Việc chuyển đổi mô hình sản xuất từ SVR 3L sang 10, 20 phụ thuộc nhiều vào cách thức thu hoạch và xử lý nguyên liệu ban đầu. Tương ứng với mỗi phương thức thu hoạch sẽ có các loại nguyên liệu để chế biến SVR 10 tiêu chuẩn hay SVR 10 chuyển hạng. Một yếu tố thuận lợi là, cho dù chọn theo mô hình thu hoạch nào thì với nguồn lực của hệ thống nhà máy hiện nay đều có thể đáp ứng được việc chuyển đổi mà không cần phải đầu tư thay đổi nhiều về công nghệ cũng như thiết bị.

Nếu đơn vị nào có khả năng bảo vệ chống mất cắp tốt thì thực hiện theo mô hình thu hoạch “để mủ đông trên chén”. Đơn vị nào còn bị thất thoát, đồng thời không tiêu thụ được loại “SVR 10 chuyển hạng” thì chọn mô hình thu hoạch mủ nước, đánh đông trong bak, sau đó cán vắt nước sơ bộ tại trạm thu mủ hoặc đội/nông trường (mủ đông được cán vắt nước tại vườn cây, giảm 20-25% trọng lượng ban đầu, giảm mùi trên đường vận chuyển, giảm tải lượng ô nhiễm serum tại nhà máy). Nếu đơn vị có khách hàng tiêu thụ “SVR 10 chuyển hạng” thì ưu tiên chọn mô hình sản xuất SVR 10 chuyển hạng trên dây chuyền mủ nước SVR 3L.

Ngọc Cẩm

1 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Quốc Dũng
8 years ago

Có một công nghệ mới, sử dụng hoàn toàn dây chuyền SVR3L để tạo ra sản phẩm cao su có cấp hạng cao hon SVR10. Đây là công nghệ chế biến latex nguyên liệu không dùng acid để đánh đông. Mủ đông tự nhiên là do vi sinh vật sử dụng một số chất dinh dưỡng có sẵn trong pha serum để làm đông tụ cao su dựa vào nguyên lý đó cong nghệ mới này bổ sung thêm những vi sinh vật có lợi cho việc đông tụ cao su, giúp cao su đông tụ nhanh trong khoảng 12-15h… Read more »