Trong số báo 419, Tạp chí Cao su có đề cập đến việc cần thiết tổ chức đối thoại trong doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, thực tế còn nhiều DN vẫn xem nhẹ và băn khoăn khi tổ chức đối thoại với người lao động (NLĐ).
>> Cao su Chư Sê tổ chức đối thoại với người lao động
Khi tham mưu với Chính phủ ban hành Nghị định 60, Bộ LĐTBXH xác định đây là nội dung mới để góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong DN. Vì thế, còn có thể khẳng định rằng, Nghị định 60 ra đời đúng thời điểm đặt ra đối với nhiệm vụ góp phần ổn định quan hệ lao động và đáp ứng yêu cầu về vấn đề này ngày càng cao của các DN.
Thế nhưng trên thực tế, theo Tổng LĐLĐ VN, hiện mới có khoảng 50% số DN thực hiện và duy trì tốt công tác đối thoại. Đó là những DN hoạt động bài bản, tạo được điều kiện cơ bản, vững chắc để DN ổn định và phát triển.
Hiện còn nhiều DN vẫn chưa tổ chức và “chưa có ý định” thực hiện đối thoại với NLĐ. Đơn cử như tại các KCX-KCN TP.HCM, hiện mới chỉ có 100/750 DN có CĐ cơ sở tổ chức đối thoại định kỳ 3 tháng/lần. Tuy nhiên, trong 100 đơn vị này, chỉ có 1/3 thực hiện đúng quy trình, còn lại chủ yếu là làm cho lấy có nhằm đối phó với các cơ quan chức năng.
Theo ông Phạm Minh Huân – Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, nhiều DN chưa hiểu hết giá trị của đối thoại tại nơi làm việc, nên việc thực hiện đối thoại còn chưa phổ biến rộng rãi. Những DN nào chưa thực hiện, chứng tỏ chủ DN chưa hiểu rõ giá trị của đối thoại.
Về phía DN, đại diện nhiều DN cho rằng, nếu DN đã tổ chức đại hội CĐ thì việc tổ chức đối thoại định kỳ và hội nghị NLĐ có ý nghĩa gì? Đại hội CĐ đã bầu ra BCH để đại diện cho tập thể lao động, nay việc đối thoại định kỳ còn buộc bầu thêm những người đại diện cho NLĐ là không cần thiết. DN đã có thỏa ước lao động tập thể và chăm sóc tốt cho NLĐ thì không nhất thiết phải tổ chức đối thoại.
Vấn đề đặt ra là, trong trường hợp có những DN cố tình không thực hiện quy định về đối thoại, các cơ quan chức năng có thể áp dụng chế tài nào để buộc họ phải thực hiện không?
Trên thực tế, ngày 22/8/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định khá rõ ràng và đầy đủ việc xử phạt vi phạm hành chính về đối thoại. Cụ thể, tại Điều 11 quy định rõ: Người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt từ 500.000 – 5 triệu đồng/lần vi phạm nếu không thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định pháp luật, không bố trí địa điểm và bảo đảm các điều kiện vật chất khác cho việc đối thoại tại nơi làm việc, không tiến hành đối thoại tại nơi làm việc định kỳ 3 tháng/ lần và không thực hiện đối thoại khi đại diện tập thể NLĐ yêu cầu v.v…
Tuy nhiên, theo Tổng LĐLĐ VN, các cơ quan chức năng liên quan cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, giải thích, vận động các DN tự giác tổ chức đối thoại và phải hướng dẫn các DN đổi mới đối thoại theo đúng nội dung quy định.
Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng cần tăng cường thanh – kiểm tra, phát hiện và xử phạt những DN không thực hiện đối thoại theo quy định tại Nghị định 60.
P.P
Related posts:
- Sôi nổi các hoạt động ngày Quốc tế Phụ nữ của VRG
- Mang Tết đến sớm với CNLĐ nghèo
- Cao su Chư Păh: Ông Siu Hoa tái đắc cử chủ tịch công đoàn
- Công đoàn Cao su Đồng Nai: Nhiều đổi mới trong hoạt động
- Tháng Công nhân 2014: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về cơ sở
- 349 người lao động nhận quà trong chương trình Tết sum vầy
- Công đoàn Cao su Ea H'Leo: Trao hơn 100 suất quà cho công nhân
- Hội thao khu vực IV: Sân chơi bổ ích cho người lao động
- Cao su Krông Buk tặng xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó
- "Phất" lên nhờ phát triển kinh tế gia đình