>> Bản trường ca tháng 10 của những người công nhân cao su
CBCNV-LĐ ngành cao su bước vào tháng 10 lịch sử với tâm trạng buồn – vui xen lẫn.
Vui vì tháng 10 năm 2014 đánh dấu chặng đường lịch sử 85 năm ngành cao su, kể từ sự kiện thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng vào ngày 28/10/1929. Ở nước ta, hiếm có ngành kinh tế nào có bề dày truyền thống hào hùng và vẻ vang như ngành cao su.
Vui vì trong những ngày tháng 10 lịch sử, CBCNV-LĐ ngành cao su náo nức hướng về Phú Riềng Đỏ để hưởng ứng các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 85 năm truyền thống ngành cao su VN.
Vui vì dù đang đối mặt với nhiều khó khăn, lãnh đạo VRG, CĐ Cao su VN và các đơn vị vẫn nỗ lực tổ chức các hoạt động ý nghĩa nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống ngành và hướng về người lao động.
Nhưng bước vào tháng 10, bước vào quý cuối cùng của năm 2014, CBCNV-LĐ ngành cao su không tránh khỏi tâm trạng âu lo, nặng nghĩ.
Không lo sao được, khi 9 tháng đầu năm, thị trường cao su thế giới biến động, giá cao su giảm mạnh, ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận, tiền lương CBCNV-LĐ.
Không lo sao được, khi ngành cao su đang bước vào giai đoạn quyết định hoàn thành kế hoạch năm, trong khi các chỉ tiêu cơ bản nhất về sản xuất kinh doanh sau 9 tháng vẫn chưa đạt tiến độ đề ra.
Không lo sao được khi sản lượng khai thác đang vào mùa cao điểm, trong khi đầu ra tiêu thụ sản phẩm vẫn chưa có tín hiệu sáng sủa.
Lo, nhưng không nản. Buồn, nhưng không bi.
Trong sản xuất kinh doanh, chúng ta không thể đòi hỏi lúc nào cũng thuận lợi, lúc nào cũng ăn nên làm ra. Với một ngành kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào “sức khỏe” nền kinh tế thế giới, vào thị trường nước ngoài như cao su, thì tính biến động và mức độ “tổn thương” càng lớn.
Nhưng với bề dày 85 năm, trải qua bao thăng trầm biến đổi, có khi bị suy kiệt, ngành cao su cho thấy khả năng đương đầu với gian khó và khả năng thích ứng với thời cuộc rất tốt.
Thực tế hiện nay ngành cao su cũng đang tìm cách “sống chung với khó khăn” và bình tĩnh, chủ động đề ra nhiều biện pháp cụ thể nhằm vượt khó.
Khó khăn như hiện nay cũng là điều kiện để nhìn nhận, rà soát lại “sức khỏe” của doanh nghiệp, từ đó xây dựng chiến lược phát triển hợp lý hơn. Đây cũng là dịp để ngành cao su đánh giá mức độ “chịu đựng” với khó khăn và trui rèn bản lĩnh để sẵn sàng tâm thế vượt khó có thể gặp phải trong tương lai.
Bởi vậy, chúng ta cũng nên nhìn nhận khó khăn hiện nay ở góc độ tích cực. Tích cực để lạc quan. Lạc quan để vững tin vượt khó thành công.
T.S
Related posts:
- Cần những phương án, kịch bản chủ động
- Phát huy sức mạnh đoàn kết và truyền thống, gắn bó nghĩa tình, chung sức, chung lòng vượt qua mọi kh...
- Giật mình !
- Vững tin vượt khó
- Tinh thần Phú Riềng Đỏ là động lực để vượt qua khó khăn
- Chặng đường mới – niềm tin – khát vọng
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ thực vật
- Giải pháp tiêu thụ ngành gỗ năm 2024: Những dấu hiệu lạc quan
- Khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi
- Bản trường ca tháng 10 của những người công nhân cao su